Một loài thân cỏ, lá uốn chằng chịt, khi cây phát triển, từ cây mẹ mọc lên nhánh con, tỏa rộng như mạng nhện. Có lẽ, vì vậy mà cái tên Cây Nhện được đặt cho loài cỏ này.
Ngoài ra Cây Nhện còn có rất nhiều các cái tên mỹ miều khác như: Lục thảo trổ, Cỏ nhện môn, Luyến khách.
Tên khoa học: Chlorophytum comosum.
Tên tiếng Anh: Spider plant.
Thêm lãng mạn bất cứ góc nhà nào.
Với những chiếc chậu nhỏ xinh, bạn có thể đặt bất cứ đâu. Trên bàn làm việc, bàn học, giá sách, hay trên bậu cửa sổ...
Những giỏ treo thì sao? Thật lãng mạn, thu hút mọi ánh nhìn, có cái gì đó lôi cuốn, khiến mắt không rời. Những nhánh con đu đưa bay trong gió...
Giỏ treo trước hiên nhà, như vẫy chào đón khách. Cái tên Luyến Khách của cây dường như rất đúng.Giỏ treo trên ban công, nổi bật thêm khu vườn mini với các loài cây khác.
Được ngắm nhìn và chăm sóc chúng là một điều thú vị.
Hoa nhỏ bé, mộc mạc, giản dị, không để ý sẽ không nhìn thấy, chúng được nở ở nhánh con và nhỏ bé nên nấp dưới lá của nhánh.
Cây Nhện với sức khỏe và công dụng khi đưa cây vào nhà:
Một chậu cây trồng đặt đúng vị trí sẽ giúp không khí trong phòng ngủ lưu thông dễ dàng, giúp chúng ta ngủ ngon hơn... Tuy nhiên, không phải loại cây nào cũng có thể để trong phòng ngủ. Bạn nên chọn những loại cây trồng có khả năng nhả khí oxy vào ban đêm như những cây thuộc họ dứa, lô hội hay phong lan. Chúng rất thích hợp khi đặt trong phòng ngủ.
Cây nhện (lục thảo trổ - có lá mỏng và thân dài từ đó các cây non mọc lên) cũng là một lựa chọn tốt; bởi theo một nghiên cứu mới đây thì trong vòng 24 giờ đồng hồ, một cây nhện có thể làm sạch đến 85% lượng chất fomandehyde trong buồng ngủ.
Cây nhện có khả năng đặc biệt là có thể hút lấy Cacbonic (CO2) và các khí độc mà không cần ánh sáng. Sau đó, khi lá cây được tiếp xúc ánh sáng sẽ sử dụng CO2 mà nó đã hút được để quang hợp.
Bạn yên tâm là đưa cây vào phòng ngủ không ảnh hưởng gì nhé. Theo nghiên cứu gần đây
Cách trồng và chăm sóc
Cách nhân giống, có thể lấy nhánh con trồng xuống
Cây nhện cần khá nhiều ánh sáng, tuy nhiên cần tránh ánh sáng trực tiếp từ buổi trưa đến chiều. Có thể đặt cây trong tối (như trong phòng ngủ) trong thời gian dài nhưng cần đem cây hóng nắng định kỳ 1 lần mỗi tuần.
Tưới nước cho cây đều đặn nhưng lưu ý chờ đến lúc đất khô ráo mới tưới, nên chọn loại đất có độ tơi xốp cao và dễ thoát nước. Nếu cây ở trong tối thời gian dài thì cần ít nước hơn bình thường, khi đó tưới nước ít hơn để cây không bị chết vì úng.
cây bạch mã hoàng tử tại Hoàng Nguyên Green rất đẹp và rẻ! Có ai mua thử chưa ?
ReplyDelete