Web cây cảnh Đà Nẵng www.caycanhdanang.com

CÂY TIỂU QUỲNH

1:22 AM |
Cây Tiểu Quỳnh thuộc họ Xương Rồng xuất xứ ở các nước rừng mưa nhiệt đới Nam Mỹ, cây ưa râm mát, độ ẩm cao, không chịu rét, nhiệt độ thích hợp là 25oC. Mùa đông nhiệt độ 10 -12oC. Cây Tiểu Quỳnh có củ mọc chùm, hoa mọc đơn ở đỉnh, tràng hoa uốn ra ngoài có màu hồng, đỏ sâm, đỏ tím. Kỳ hoa nở từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau. Cây Tiểu Quỳnh thích hợp trồng chậu che bóng, ưa chất trồng thoáng, giàu dinh dưỡng.

cây tiểu quỳnh - hoa canh buon ho
Nhân giống cây Tiểu Quỳnh không khó, có thể giâm thân hoặc ghép. Giâm thân vào mùa xuân, hè và thu. Mùa thu giâm thân tốt hơn. Khi giâm có thể cắt mấy đốt thân hong khô 1- 2 ngày, cắm vào đất cát tơi xốp rồi tưới một ít nước. Về sau cách 3-5 ngày tưới 1 lần không để đọng nước, sau 1 tháng là ra rễ, nảy chồi mới. Nhân giống bằng thân, cây không đẹp lắm hoa không nhiều.
Ghép cây Tiểu Quỳnh được tiến hành vào 2 mùa xuân và thu. Gốc ghép thường được chọn là cây Xương rồng, Thanh Long, khử trùng dao và cắt ngang thân cây rồi cắt thành hình chư V, sau đó chọn cành không non, không già có 2 – đốt của cây Tiểu Quỳnh. Thân cành ghép phải dẹt hai bên, bóc vỏ, cắt một nhát hai bên rồi cắm vào gốc ghép sâu khoảng 2-3cm. Sau đó dùng sợi tấm nilông buộc chặt, để vào nơi mát, tránh mưa. Không nên tưới nhiều, không tưới vào vết ghép, sau nửa tháng là sống.
cay tieu quynh - hoa canh buon ho
Ghép cây Tiểu Quỳnh sẽ có những loài hoa đẹp, sinh trưởng nhanh hoa nhiều, thường nở hoa trong năm. Tiểu Quỳnh đòi hỏi thời gian chiếu sáng ngắn, sợ nóng của ánh nắng trực xạ nên cần phải che bóng, thông gió, phun nước vào thân sẽ tránh được vàng cây.
dinhgia.wordpress.com

Read more…

PHONG CÁCH BON SAI KỲ QUÁI

12:09 AM |
Cây Quái là gì ? : Là mang hình ảnh thiên nhiên mang vào chậu để thể hiện những mặt đối lập trong nhân sinh quan thế giới quan của con người.
Bình luận: Do cây quái (quái thụ ) cũng là một bộ phận của bonsai nhưng chỉ khác cách thể hiện cho nên định nghĩa vẫn phải dựa trên Bonsai làm nền tảng, ở đây ta thoát khỏi dùng từ chậu cạn vì đã là quái thụ thì phong cách chậu cũng nên thoát khỏi những chậu thông thường mà chậu cũng phải thể hiện được phong cách của cây quái, do mang tính nổi trội, dị thường nên sự thể hiện hình ảnh của cây phải mang rõ những tính chất của nó, tính chất đối lập, thể hiện mặt trái của cuộc sống trong nhân sinh quan thế giới quan tư tưởng.
 Tính chất
Có thể coi quái thụ là một cây phá cách mức độ cao (phá cách cộng với yếu tố kỳ lạ) và phải hội tụ những yếu tố sau mới xem như Quái Thụ.
- Mang tính cổ lão, tính công phu và tính nghệ thuật,tính ẩn dụ tượng hình, tượng ý cao kèm yếu tố phá cách nổi trội tác động mạnh người xem và có đầy đủ yếu tố thời gian về tạo tác, tạo hình.
- Do là cây quái nên không bắt buộc phải theo quy luật nhất đế nhì thân tam cành... mà cây có thể hai thân, hai gốc hai thiếu thân chỉ có gốc và chi ... hay thiếu một vài phần thông thường của bonsai cổ điển đều không ảnh hưởng và có thể tạo thêm cảm giá mạnh mà thôi.
- Cây quái cũng không là cây Bonsai bị lỗi mà thành, ý định tạo tác cây Quái từ đầu, khác rất xa với một cây Bonsai bị lỗi do những kiến thức chưa đủ rộng về Bonsai hay cây Bonsai bị lỗi và gọi và gán cho nó là quái.
- Và Cây quái cũng không hẳn phải là một cây đẹp mà là cây mang hàm ý, mang tính diễn đạt,tính biểu trưng cao về điều mà tác giả muốn thể hiện với những góc cạnh lạ lùng do đó Cây Quái không hẳn phải là một cây đẹp.
Với tính chất trên cho phép ta loại bỏ những tác phẩm hay không được xem là cây quái (quái thụ). 
Ví dụ :
- Phá cách nhưng không có yếu tố nổi trội, tượng hình tượng ý cao
- Cây kỳ quái, dị dạng, dị biệt, non tơ, cẩu thả hay phôi mới, cây non tuổi, kém thời gian tạo tác.
Một vài hình ảnh về cây Bonsai phong cách kỳ quái xin mời quý vị và các bạn cùng chiêm ngưỡng:
  Bon sai ky quai - hoa canh buon ho
Bon sai ky quai - hoa canh buon ho
Bon sai ky quai - hoa canh buon ho
Bon sai ky quai - hoa canh buon ho
 Bon sai ky quai - hoa canh buon ho
Bon sai ky quai - hoa canh buon ho
Nguồn Sinhvatcanh.com.


Read more…

CÂY LAN Ý

1:11 AM |
Tên Việt Nam: Lan Ý.
Tên Tiếng Anh: Peace Lily.
Tên Khoa học: Spathiphyllum.
 Nguồn gốc: Nam mỹ và Đông Nam Á

Ý nghĩa và cách trồng cây lan ý

Bên cạnh nhu cầu về công việc với thu nhập ổn định, con người còn có nhu cầu về môi trường sống rất cao. Ai cũng muốn được làm việc và sinh hoạt trong một môi trường lành mạnh, hiện đại, không bị ô nhiễm. Tuy nhiên điều đó sẽ khó được thực hiện tại những thành phố lớn, nơi mà tốc độ đô thị hoá và sự gia tăng về ô nhiễm ngày một cao. Chính vì vậy cây cảnh trong nhà đã được đề xuất lên như một giải pháp điều hoà không khí và làm gia tăng sự hài lòng của con người về cuộc sống. Bài viết ngày hôm nay sẽ giới thiệu tới các bạn vài nét về cây lan ý và cách trồng, chăm sóc loài cây đặc biệt này.

Vài nét về cây lan ý

Lan ý là loại cây mọc ở xứ nóng, tức là khu vực nhiệt đới và cân nhiệt đới. Loài cây cảnh này còn được gọi là bạch môn, vỹ hoa trắng hay huệ hòa bình vì đặc điểm hoa của cây màu trắng muốt rất đẹp.
Lan ý là loài hoa thân cỏ nhỏ, mộc thành bụi với nhiều cây sát cạnh nhau, lan ý có tuổi thọ khá lâu đời, chúng sở hữu những chiếc lá lớn tính từ cuống lá phải dài tới 12-65 cm và rộng 3-25 cm. lá cây mọc bắt đầu từ mặt đất, hình lá dạng bầu dục thuôn nhọn đầu, lá có xu hướng rủ xuống gốc. Màu lá xanh thẫm, bóng và khá dày, trên mặt lá nổi lên những vết gân màu xanh nhạt hơn. Nhiều người lầm tưởng hoa của lan ý là phần mo bao quanh một cái nhị nhưng thực chất, hoa của lan ý chính là cái nhị đó, hoa nhỏ mọc thành cụm hình trụ cong màu trắng ngà hoặc vàng nhạt, bên ngoài được bao quanh  bởi mo lá hình gần giống trái tim, thường có màu trắng muốt hoặc pha lẫn chút xanh nhạt.

Lan ý là loài cây có thể sống tốt ở môi trường thiếu ánh sáng, nhưng nếu trồng trong nhà thì nên đặt cây ở những nơi có ánh sáng tốt như cửa sổ hay cửa ra vào để đảm bảo cho cây sinh trưởng và phát triển tốt, cây không có nhu cầu về nước tưới nhiều mà chỉ ở mức bình thường, tức là có thể tưới 2 ngày 1 lần và không quá đẫm, lan ý ưa khí hậu ẩm và nhiệt độ vừa phải, không quá lạnh hay quá nóng. Lan ý nằm trong tập hợp số ít những loài cây có tác dụng hấp thụ những chất độc có hại lơ lửng trong không khí sinh ra từ việc đốt cháy không hết những năng lượng hoá thạch và chất hữu cơ, bao gồm benzen , formaldehyde và các chất gây ô nhiễm khác.

Lan ý lúc nở hoa đem đến cho con người cảm nhận về một vẻ đẹp quý phái và trang nhã. Lá cây xanh mướt chen giữa là những bông hoa trắng muốt gợi lên sự thanh cao và trong trắng. Trong môi trường sống con người luôn phải đối mặt với những tia bức xạ mặt trời, những tia hồng ngoại hay sóng điện từ xuất phát từ những thiết bị điện tử trong nhà. Tất cả những tác nhân có hại đó khiến cơ thể con người bị ảnh hưởng và thậm chí có khả năng gây nên hiện tượng ung thư da và biến đổi một số đặc tính hữu cơ của cơ thể. Lan ý là một trong số rất ít những loại cây cảnh khả năng làm giảm thiểu tác hại của các tia tử ngoại và sóng điện từ có hại cho cơ thể. Theo các nghiên cứu về lan ý của các nhà khoa học Mỹ, khi đặt lan ý trong nhà chúng sẽ giúp cân bằng các nguồn sóng trong không gian phòng như những tia điện từ sinh ra từ tivi, đài, máy tính, đồng hồ, lò vi sóng, tủ lạnh.

Những gia đình có người bị mắc căn bệnh quái ác là ung thư phải trải qua điều trị bức xạ hay hóa trị liệu cũng nên đặt cây này trong phòng. Cây còn tốt cho những người mắc các chứng bệnh như mất ngủ, mệt mỏi, các bệnh cấp tính và mãn tính khác.

Đối với phong thuỷ, lan ý còn có tác dụng giúp cân bằng trường khí, điều hoà và hấp thu những nguồn năng lượng xung khắc trong nhà giúp gia chủ có một không gian sống hài hoà và yên bình.
cay lan ý - hoa canh buon ho

Kỹ thuật trồng và chăm sóc lan ý

Ánh sáng: Chính vì đặc điểm là loài cây có thể sống trong môi trường thiếu sáng nên khi trồng lan ý không cần phải đặt chúng tại những nơi nhiều ánh sáng. Đặc biệt nếu trồng lan ý ngoài trời bạn nên làm mái che cho cây để tránh ánh nắng trực tiếp chiếu vào cây khiến cây sinh trưởng và phát triển không tốt.

Đất trồng: Lan ý là loài cây thân bụi nhỏ ưa sống ở những nơi ẩm ướt và đất màu mỡ, vì thế khi muốn trồng lan ý làm cây cảnh trong nhà nên sử dụng những loại đất có hàm lượng chất dinh dưỡng nuôi cây cao. Đó có thể là hỗn hợp đất, lá mục, than bùn, phân hữu cơ, cát. Ngoài ra bạn có thể trộn thêm vào hổn hợp đất trên vài viên đá nhỏ tăng sự thoát nước.

Nhiệt độ: Cây là loài hoa ưa bóng mát và nhiệt độ không quá cao cũng không quá thấp, chính vì vậy ở điều kiện ẩm ướt, cây lan ý sinh trưởng và phát triển tốt nhất ở nhiệt độ 27 độ.

Tưới nước: Lan ý không phải là loại cây ưa nước nên không cần tưới nước quá nhiều cho cây, tuy nhiên cần pải duy trì độ ẩm cho đất và khi thấy đất trồng cây có vẻ khô thì hãy tưới nước cho cây, lý tưởng nhất là lần/tuần. Cũng như đa số những loài cây khác bạn nên tưới nhiều nước cho lan ý vào mùa hè, còn mùa đông thì nên tưới ít đi so với bình thường.

Sâu bệnh gây hại: Lan ý thường mắc phải một số loài sâu bệnh như bọ trĩ, rệp sáp, nhện ve. Ngoài ra nếu cây thừa dinh dưỡng hay thiếu nước cũng sẽ khiến xuất hiện những đốm nâu trên lá.

Nhân giống: Lan ý là loài cây có sức sống vô cùng mạnh mẽ, chỉ việc tách một vài cây từ khóm cây lan ý đang trồng đem đặt vào chậu khác là có thể có một chậu lan ý hoàn toàn mới. Thường thì người ta nhân giống lan ý đúng vào lúc thay chậu, thời điểm đó thường diễn ra vào mùa xuân, mùa đầu tiên trong năm.

Lan ý là loài cây cảnh trong nhà thích hợp trồng ở mọi không gian, lan ý có ý nghĩa rất to lớn đối với sức khoẻ con người. Vì thế khi trồng cần cân nhắc tới ý nghĩa và cách chăm sóc loài cây rất đẹp này.

 Tham khảo Cây cảnh tầm nhìn Châu Á.
Read more…

KỸ THUẬT ĐẢO CÀNH LẤY CHI TRONG BONSAI

12:41 AM |
        Trong quá trình nuôi xương chi cho Bonsai không phải ai cũng có may mắn là nuôi được tay chi cho mọc đúng vị trí cần. Nhất là trường hợp cành rơi là hay bị tình trạng thiếu xương để làm đủ tàn. Nhiều khi nuôi được 1 cành rơi rất dài nhưng chi để tạo xương chi cho dày tàn thì lại thiếu: Hoặc là không có, hoặc chỉ có mọc một bên một nên không thể làm được 1 tàn rơi đẹp đúng nghĩa được.

Cây cảnh cây hoa bonsai đẹp việt nam, nghệ thuật cây cảnh thăng long hà nội


         Để khắc phục tình trạng thiếu hoặc mọc sai vị trí của xương chi, chúng ta có thể áp dụng kỹ thuật: Đảo cành lấy chi.
         Để hiểu rõ hơn chúng ta sẽ tham khảo chi tiết của việc thực hiện kỹ thuật này:
         Trước tiên chúng ta quan sát hình ảnh 1 cây vừa được uốn sửa xong:

 
 
         Trên hình chúng ta thấy đây là 1 cây may mắn có tương đối đầy đủ xương chi để ta có thể uốn sửa được 1 bộ tàn tương đối đủ và kín với các chi mọc đúng tất cả các vị trí: Xét điển hình là cành rơi: các chi mọc đúng chỗ, co đầu lượn ra sau có 1 chi, tiếp đến là chi đuổi, đến co 2 đưa về trước cũng có 1 chi đúng chỗ và cứ thế theo nhịp lắc lượn của cành rơi ta thấy cành rơi của cây này hầu như có đủ chi tại các chỗ cần thiết, tạo cho cành rơi rất tình và ấm tàn.
 
         Tuy nhiên, để có được như vậy khó ai biết rằng, chỉ trước đó khoảng 1 tiếng đồng hồ, các chi xương của cành rơi này hầu như bị mọc sai chỗ và rất thưa, nhìn là biết không thể làm đủ tàn rơi rồi:
         - Cây lúc ban đầu, các chi xương của cành rơi bị mọc sai vị trí: co đầu thì lại lượn về phía trước làm mất chiều sâu của cành, đã vậy 2 chi xương đầu lại mọc về phía trước che hết cả cành rơi, co đẹp và lại bị cùng về 1 phía. Chưa kể cành rơi thì thẳng đuột, chi xương thưa thớt, suôn đuột cho đến hết ngọn cành rơi luôn:

 

         - Để cành rơi đẹp, chúng ta phải làm sao uốn lại sao cho co đầu tiên của cành rơi phải đi ra sau, cành rơi phải có độ lắc lượn thật là khúc khuỷu đến độ 3D để nhìn ấn tượng, không bị thấy thẳng tắp và suôn tuột và phải làm sao để có nhiều chi thì cành rơi mới ấm tàn được.

         Muốn vậy chúng ta phải áp dụng kỹ thuật : Đảo cành lấy chi:
         Đầu tiên chúng ta dùng lực tay, uốn thật khéo léo sao cho co đầu của cành rơi phải đảo hẳn 180 độ ra sau để nhìn cho có chiều sâu, khi uốn đảo được co đầu ngược ra sau thì cũng có nghĩa là ta đã mang được chi xương 1 của cành rơi ra sau cho đúng vị trí. Tương tự ta dùng sức (chú ý đến độ giãn nở của cành, tránh bị gãy) uốn ngược chi xương 2 và 3 thành chi đuổi và chi xương 3 đằng trước đúng kỹ thuật, tham khảo hình ảnh sau khi đã uốn:

 
         - Tiếp tục kỹ thuật Đảo cành để các chi cần thiết về đúng vị trí cho đến hết chiều dài của cành rơi, chúng ta sẽ có 1 cành rơi hoàn hảo hơn nhiều so với ban đầu chưa uốn:
         Tiếp tục chỉnh sửa các chi khác, sau cùng chúng ta sẽ có được 1 cây tương đối hoàn thiện với gần như đầy đủa chi xương ở các vị trí mong muốn để cho bộ tàn tương lai được kín, ấm và tình hơn.

           Vài điều lưu ý:
         - Để có thể uốn lật ngược cành 180 độ cần phải đạt đến "cảnh giới" cảm giác gãy. nếu đạt đến mức độ cảm giác này sẽ cảm nhận được sự gãy từ từ bên trong cốt cành. Nếu cảm thấy được sẽ uốn khó gãy hay nứt hơn.
Nếu không cảm giác được có thể dùng dây nylon quấn chặt cành trước khi quấn dây nhôm để uốn.
           Trong các trường hợp nứt gãy thì cố gắng xoắn vặn sao cho cốt cành toạc đôi theo chiều dọc là cây khó chết nhất, dùng thuốc bôi lên cây sẽ từ từ liền thẹo.


          - Một cành rơi đẹp phải đạt 2 yếu tố là nhìn phải 3D và có những co ấn tượng:

         Để uốn được nét 3D cần phải uốn được cành sao cho Lắc và Lượn thật nhiều thì nhìn sẽ rất có chiều sâu (Lắc là uốn các co theo chiều nằm ngang, Lượn là uốn các co theo chiều thẳng đứng).

         Tạo các co ấn tượng: tùy theo khả năng và cảm nhận của mỗi người cũng như tùy theo khả năng về độ cong của từng loại cây mà uốn các khúc co sao cho nhìn "khó chịu" nhất là được.

  Theo Nghệ nhân Lâm Ngọc Vinh.

Read more…

CÂY CAU TRẮNG

12:12 AM |
Cau trắng có tên khoa học là Veitchia merrillii.
Trong khi cau kiểng vàng, cau kiểng đỏ được gọi tên theo màu sắc của bẹ lá, thì một loài cau kiểng khác lại được gọi tên theo màu hoa, đó là cau trắng.   
cây cau trắng - hoacanhbuonhoa
Cây trưởng thành thường cao 5-7 m, trong điều kiện sống tối ưu, có thể lên tới 10 m. Khi mọc tự nhiên, cây mọc đơn độc, nhưng để tôn tạo cảnh quan, có thể trồng cụm 2-3 cây. Nó là một loài cây thân cột thường xanh, với thân hình trụ tròn có những đốt thân rất ngắn, các vết sẹo lá gần như xếp san sát vào nhau. Toàn bộ lá kép lông chim tập trung ở đỉnh thân thành một tán rộng khoảng 2-3 m, mỗi lá dài khoảng 1,5 m, mang nhiều lá phụ hẹp, thon, màu xanh sáng. Với hình thái lá vòng cung, mềm mại và sự phối màu hoa quả đặc trưng, cau trắng đã trở thành một loài hấp dẫn, rất được ưa chuộng nên đã nhanh chóng có mặt khắp nơi, nhất là những vùng nhiệt đới châu Á.
Khi được trồng ở điều kiện tốt, một cây cau trắng ở tuổi thành thục mà sung sức, cùng thời điểm có thể cho ra nhiều buồng hoa liên tục. Mỗi buồng hoa bao gồm nhiều nhánh, mỗi nhánh mang rất nhiều hoa, khi toàn bộ hoa nở, nhị phun tua tủa, cả bao hoa và nhị đều phát một màu trắng xóa. Do thế, nhiều khi cùng lúc thân cau trắng mang cả một tập hợp hoa lẫn quả non màu trắng bao quanh một đoạn trục thân trông tựa một pháo hoa treo lơ lững rất ấn tượng. Những lúc này, cây cau trắng nổi bật trên nền màu xanh của thảm thực vật đồng hành hoặc không gian kiến trúc màu sẫm phông nền rất dễ nhận dạng.
cây cau trắng
Trồng thành hàng trông rất đẹp
 Vẻ thẫm mỹ của cau trắng không chỉ ở màu trắng của bông hoa và quả non. Khi quả lớn dần, vỏ quả chuyển sang màu xanh sáng, rồi xanh sẫm để cuối cùng chuyển sang màu đỏ chói rất hấp dẫn. Cũng có nhiều trường hợp, cùng lúc trên cây vừa có buồng hoa đang nở trắng xóa, vừa có buồng quả non nõn nà màu trắng, hay trắng xen quả xanh, vừa có buồng quả màu xanh mướt, hay buồng quả xanh xen quả đỏ và buồng toàn quả màu đỏ chói. Lúc này, trông nó như một búc-kê hoa đủ sắc màu rất đẹp. Có lẽ, do tính chất đặc trưng đó mà nó đã được gán cho cái tên tiếng Anh là Christmat palm. Cũng chính đặc điểm này khiến cho cau trắng vốn có nguồn gốc ở một vài vùng hạn hẹp trên đất nước Philippines đã nhanh chóng lan tỏa khắp các vùng nhiệt đới trên toàn cầu. Trước khi được giới thiệu khắp nơi làm cây cảnh quan, nó được trồng khắp các không gian mở của thủ đô Manila nên đã có tên Manila palm.
Việt Nam là một nước nhiệt đới, có điều kiện khí hậu tương đồng với vùng nguyên sản của cau trắng, nên từ khi nhập trồng, chẳng bao lâu cau trắng đã lan tỏa khắp nhiều nơi, đặc biệt là ở nhiều khu đô thị. Chúng thường được trồng ở các biệt thự, các không gian mở của các khu văn hóa, các chung cư, các điểm văn hóa, khách sạn… Ngày nay chúng còn được trồng phổ biến ở các công viên, có nơi còn đưa trồng ở dải phân cách hoặc cả vỉa hè các đường lộ. Ngoài trồng đất có thể trồng cau trắng trong chậu. Khi trồng chậu có thể dùng để trang trí cả ngoại thất lẫn nội thất. Tất nhiên khi đưa vào nội thất phải chọn những góc có đủ sáng để cây sinh trưởng, phát triển bình thường, vì nó là cây ưa sáng toàn phần, chịu che bóng nhẹ.
Khi trồng cau trắng cần lưu ý, ngoài điều kiện sáng, nó là cây thích đất giàu mùn, ẩm, nhưng phải thoát nước tốt. Tuy nhiên, cây vẫn có khả năng chịu hạn, đất nghèo dinh dưỡng, sinh trưởng phát triển được trên nền đất cát, đất nhiễm mặn nhẹ. Muốn có giống trồng phải nhân bằng hạt, và phải mất thời gian 2-3 tháng để hạt nảy mầm.

quả cau trắng
Quả cau trắng

hoa cây cau trắng
Hoa câu cau trắng
Đặc điểm hình thái:
Thân, Tán, Lá: Cây cao đến 10 m, thân tròn đều, đốt sát nhau (dấu vết lá rụng). Lá kép lông ở đỉnh thân, màu xanh bóng, dài đến 1,5 m, lá phụ hẹp nhọn, cuống lá màu xanh trắng.
Hoa, Qủa, Hạt: Cụm hoa mọc ra từ các đốt nơi lá rụng, mang hoa đơn tính cùng gốc. Hoa màu trắng. Quả hình trái xoan cứng, mập  khi chín màu đỏ.
Đặc điểm sinh lý, sinh thái:
Tốc độ sinh trưởng: Chậm.
Phù hợp với: Cây ưa sáng, giai đoạn còn nhỏ đòi hỏi phải che bóng, đất thoát nước tốt. Nhân giống từ hạt. Nhu cầu nước trung bình.
Tham khảo caycongtrinh.vn
Read more…

Cảm xúc khi viết bài "Công phu nghề gọt thủy tiên"

8:08 PM |

Đó là khoảng thời gian cuối năm 1999, chuẩn bị cho Tết con Rồng. Khi đó phòng Thiết kế - Kỹ thuật của Công ty Công viên cây xanh Hà Nội có phát động trong Công ty phong trào gọt Thủy tiên. Anh chị em gọt chơi và để biếu còn tôi thấy hay hay nên cũng mua thêm kha khá củ Thủy tiên để vừa gọt, vừa rút kinh nghiệm và cũng hy vọng có nhiều người mua. Những năm đó truyền thống gọt tỉa Thủy tiên mới được khôi phục lại ở Hà Nội. Số người còn giữ nghề cũng không còn nhiều.

Có người quen bên Bắc Ninh khi đi cùng tôi trong đoàn tham quan Hội chợ hoa quốc tế Côn Minh (5/1999) biết tôi gọt thủy tiên đã đặt hàng. Yêu cầu của họ rất cao và cũng đúng với tinh thần chơi hoa thủy tiên xưa của các cụ. Họ muốn hoa thủy tiên phải nở đúng vào Giao thừa và sáng mùng Một, như vậy ngày lấy hàng là 28 Tết chỉ có nụ bộp. Năm đó lại là một năm rét tê tái, nhận đơn hàng vừa mừng lại vừa lo. Ngày đấy gia cảnh khá khó khăn, người thân đau yếu nên đó vừa là niềm hy vọng vừa là niềm động viên lớn đối với tôi. Nhưng lo vì thời tiết cũng hơi giống năm nay, nóng lạnh bất thường. 
Nhớ năm đó, ngày đi làm Cty Công viên, về đến nhà là lao ngay vào gọt thủy tiên, hôm nào cũng gọt, dưỡng đến 3,4h sáng. Hai tay tê buốt vì giá lạnh còn người thì đau như dần. Cái này chỉ có ai ngồi gọt thủy tiên trường kỳ mới thấu hiểu được. Đôi tay vì  thế mà bị dao gọt thủy tiên làm sây xước không thương tiếc. Lên giường phải mất 15 phút mới duỗi thẳng được người. Vậy nhưng vẫn luôn vui và hy vọng !

Gần đến ngày lấy hàng, họ vẫn khẳng định thời gian lấy hàng nhưng đúng ngày 28 Tết thì tuyên bố không lấy hàng nữa. Cảm giác với tôi lúc đó là thất vọng, vô cùng thất vọng về những con người quyền cao chức trọng nhưng lời hứa chẳng đáng giá lấy 1 xu. Xen vào đó là cảm giác gần như bất lực. Bất lực vì đã không thể giúp được người thân trong khi họ đang cần mình nhất.

Chính là Ông Bà Nhạc đã lẽo đẽo khuân chở thủy tiên của tôi đi bán rồi đem tiền về cho tôi. Nhưng mãi sau này tôi mới được biết các Cụ tự bỏ tiền đưa tôi, rồi đem hoa đi tặng người thân, bạn bè mà dối tôi là bán giùm tôi. Biết nói sao cho đủ bây giờ ?!

Dẫu vậy năm đó nhà tôi vẫn còn rất rất nhiều thủy tiên, trên gác, dưới nhà ngát một mùi hương .
Một thời gian sau, khi đã bình tâm lại tôi đã viết một mạch bài "Công phu nghề gọt thủy tiên" chỉ trong đúng hai mươi phút. Có lẽ đó là suy nghĩ chất chứa trong lòng tôi về Tình người - Tình đời.

Chưa bao giờ nói ra nhưng bài viết này tôi viết riêng tặng những người thân yêu nhất của tôi - Gia đình của tôi.

Bài viết đã đăng trên Tạp chí Hoa cảnh năm 2001, vài năm sau đó trên Tạp chí Việt Nam Hương sắc và đâu đó trên internet. Nay xin lưu giữ tại đây để giới thiệu một lần nữa với bạn đọc.

Một mùa chơi Thủy tiên lại đến.

Công phu "Nghề gọt thủy tiên"
Hồi nhỏ nghe bố tôi kể chuyện ông tôi chơi thuỷ tiên; trong trí nhớ non nớt lúc đó tôi chỉ mang máng nhớ rằng đây là loại hoa rất đẹp, quý và chơi nó thì thật công phu. Thời bao cấp chơi hoa thuỷ tiên thật là xa xỉ, mà muốn có được củ thuỷ tiên để gọt cũng chẳng dễ dàng gì. Bố tôi đành nâng niu những bát, bình thuỷ tiên mà ông tôi để lại như nhớ đến một thú chơi tao nhã.

Ông tôi chơi “kỹ” lắm. Củ thuỷ tiên mua về được ông tôi ngâm trong nước sạch 2 ngày cho tươi lại để đất bẩn rã ra rồi bóc hết lớp vỏ nâu già để lộ ra thịt củ trắng muốt; ngắt hết các rễ khô và cạo lớp đất cát bẩn cho thật sạch. Sau đó ông xem kỹ lưỡng từng củ để lựa cách gọt và tạo dáng phù hợp nhất cho từng củ. Có củ ông tạo dáng bình rượu, có củ thành ấm trà, lẵng hoa,... Từng nhất dao tỉa chậm rãi nhưng chính xác, hình thù tưởng tượng của mỗi củ thuỷ tiên hiện dần trên bàn tay ông. Việc gọt tỉa này rất quan trọng vì nó giúp cho các giò hoa, lá phát triển tốt hơn theo đúng chiều hướng uốn nắn của người gọt, làm cho tác phẩm được hoàn chỉnh hơn. Công việc tỉ mẩn này đòi hỏi người gọt phải có tính kiên trì, sự khéo léo và óc thẩm mỹ cao. Khi xưa, ông tôi chỉ gọt dăm củ để chơi và để biếu nên mỗi củ được cân nhắc từng ly từng tý chứ không gọt ồ ạt như phần đông bây giờ. Gọt tỉa tạo dáng xong mới chỉ được công đoạn đầu, công đoạn sau cũng quan trọng không kém là thuỷ dưỡng và gọt định hình cho củ thuỷ tiên. Nếu gọt tạo dáng chỉ chiếm ba phần mười công việc thì thuỷ dưỡng và gọt định hình chiếm đến bẩy phần mười công việc. Bởi hoa thuỷ tiên có nở đúng Tết hay không phụ thuộc rất nhiều vào công đoạn sau này.

Nhà tôi ở quê có một cái bể hứng nước mưa dùng quanh năm. Nước hứng trong bể ông tôi vẫn hay dùng để pha trà mỗi sáng và dưỡng thuỷ tiên. Củ thuỷ tiên gọt xong xếp vào bát, bình hoặc vào khay tuỳ từng dáng củ để dưỡng. Mười ngày đầu củ còn rất nhớt nên ông phải thay nước, rửa cầu hoa đến hai lần một ngày, còn về sau mỗi ngày một lần cho đến khi hoa nở kết hợp với gọt định hình. Hoa nở rồi lại phải thay nước hai lần một ngày. Ông tôi bảo phải làm vậy cánh hoa mới trong và hoa nở mới bền.

Có người hỏi “ sao cụ chơi cầu kỳ thế làm gì? Sao không trồng vào cát có phải đỡ nhọc không?” , ông tôi chỉ cười không nói. Ông vốn không thích thuỷ tiên trồng cát, bởi thuỷ tiên trồng cát dù khéo đến đâu cũng không thể so sánh được với thuỷ tiên gọt dưỡng trong nước. Lá, hoa thuỷ tiên gọt dưỡng nước khỏe khoắn, sinh động, uyển chuyển và cực đẹp chứ không bị vống lên như trồng cát. Đặc biệt bộ rễ thuỷ tiên - một trong những yếu tố quan trọng nhất tạo nên một tác phẩm thuỷ tiên đẹp phải dầy, dài, thẳng, nhỏ và trắng muốt, trong suốt chứ không thô, cong queo và thưa thớt như cây trồng cát.

Ông tôi tính toán rất khéo nên hầu như năm nào hoa cũng nở bông đầu tiên vào Giao thừa hoặc chậm lắm là sang sáng mùng một Tết. Qua Tết mấy ngày mà những chiếc “chén vàng đĩa bạc” của ông vẫn còn tinh khôi lắm.

Lớn lên tôi cũng học được cách gọt và dưỡng thuỷ tiên. Mấy năm đầu tôi chỉ gọt chơi và biếu người thân, sau là gọt để bán. Củ thuỷ tiên bây giờ toàn được nhập từ Trung Quốc. Giống thuỷ tiên củ ở ta nay hầu như chắng có ai chơi vì củ nhỏ, giò hoa lại ít. Ngay từ đầu tháng mười một âm lịch, thị trường củ thuỷ tiên đã nhộn nhịp lắm rồi. Cuộc sống bây giờ sôi động hơn, hiện đại hơn nên hình như người ta cũng hối hả hơn, gấp gáp hơn trong cả cách chọn củ, gọt củ và chơi hoa. Số người gọt thuỷ tiên theo lối cũ ở Hà Nội nay không còn nhiều. Đến nay tôi mới chỉ gặp được vài người trên Quảng Bá, làm cẩn thận như thế. Các anh đều được bà cụ thân sinh ra truyền lại mà giữ cho đến nay.

Đa số bây giờ người ta toàn “gọt sơ” hoặc chỉ bóc vỏ nâu, vỏ già rồi giâm vào cát ẩm; gần Tết thấy hoa nở tưng bừng, lá xanh như “bó mạ” là được. Nếu ai rảo qua chợ Bưởi trong những ngày chợ phiên hay những ngày giáp Tết sẽ thấy từng “xô” thuỷ tiên giâm cát bày la liệt. Trông xa thật vui mắt nhưng lại gần xem mà buồn. Có đôi người khôn khéo hơn rũ sạch cát bẩn đi rồi bày vào bình thuỷ tiên để rao “hàng gọt chính hiệu” nhưng người mua chỉ cần tinh ý một chút là biết được đâu là thật giả.

Nói như vậy không có nghĩa là tôi hạ thấp thuỷ tiên trồng cát. Khi xưa các cụ chơi thuỷ tiên cũng tổ chức hội thi đàng hoàng. Thuỷ tiên trồng trồng nước có nhiều giải : một giải Nguyên, một giải Á Nguyên, một giải Đệ tam và mười giải Thiêm thủ. Còn thuỷ tiên trồng cát chỉ được trao hai giải khuyến khích mà thôi. Cũng bởi vậy mà một bình “thuỷ tiên trồng nước đích thực” giá trị gấp nhiều lần thuỷ tiên trồng cát. Người chơi chưa tường tận dễ dẫn đến những ngộ nhận cho rằng thuỷ tiên cũng là một thứ “hàng chợ”.

Nhớ lại năm ngoái, tôi có người quen bên Bắc Ninh đặt hàng thuỷ tiên; họ dặn đi dặn lại phải căn cho hoa nở đúng Giao thừa, mùng Một. Đúng 28 tết là ngày lấy hàng, họ trả lời không lấy nữa làm tôi một phen vất vả. Cả nhà ra sức đem biếu mà vẫn không hết. Thế là năm con Rồng (năm 2000) tôi được chơi thoả thích, trên gác, dưới nhà đâu đâu cũng có thuỷ tiên. Bởi đến ngày đó (28 Tết) thuỷ tiên của tôi chỉ toàn nụ bộp chứ làm gì có hoa. Trong khi đa phần người ta chỉ thích hoa nở từ 27 dến 28 Tết đến ngày 30, mùng 1 đã rộ hết rồi. Mệt mỏi, chán chường tôi tự an ủi dù gì mình cũng có một cái Tết thuỷ tiên thật viên mãn.

Năm nay dù vẫn còn nhiều người đặt, tôi một mực khước từ; chỉ gọt chơi cho mình và biếu người thân những bình thuỷ tiên ưng ý nhất, đẹp nhất như Ông tôi vẫn làm những năm xưa.

Cao Tùng Lâm ( Tạp chí Hoa Cảnh 6/2001).
Read more…

VƯỜN THẲNG ĐỨNG KIẾN TRÚC ĐỘC ĐÁO

12:54 AM |

Vườn thẳng đứng là kiểu kiến trúc độc đáo trong thời buổi “đất chật, người đông.



Tôi không nêu ra khái niệm cụ thể, các bạn có thể hình dung đó là một khu vườn xanh theo chiều thẳng đứng, khác với kiểu vườn nằm ngang truyền thống, vườn trên tường có thể chạy dọc theo ngôi nhà, bức tường, hành lang hoặc theo lối đi dẫn vào văn phòng hay ngôi nhà bạn.

Với phong cách mang thiên nhiên gần với con người, Vườn thẳng đứng có thể trồng ở bất kỳ nơi nào mà không mất nhiều diện tích, từ sân vườn, ban công, mái hiên, mái nhà, mảng tường.v.v. đều có thể là những "bức tường xanh"
Điểm đặc biệt của vườn thẳng đứng là không sử dụng đất như bình thường, mà sử dụng phương pháp thủy canh, cùng với giá thể.
 

Phương pháp thi công nhanh, đảm bảo kỹ thuật, mỹ thuật. Như tính cách âm, cách ẩm, mà vẫn đảm bảo đủ chất dinh dưỡng sinh trưởng cho cây. Đặc biệt là còn có thể làm bể bán thủy sinh.

Cây trồng cho vườn trên tường thông dụng

cay-tranh-1
Thu hải đường " cánh rồng"  Còn gọi là sen cạn

cay-tranh-2
Hoa son môi

cay-tranh-3
Thu hải đường

cay-tranh-4
Vảy ốc đốm

cay-tranh-5
Mắt nai

cay-tranh-6
Cẩm thạch

cay-tranh-7
Dương xỉ (rêu) lá thông

cay-tranh-9
Trầu bà lá sẻ

cay-tranh-10.
Loại cầy này có xuất xứ từ Việt Nam mà tôi chưa biết tên gọi tiếng Việt là gì, tên khoa học là Pilea cadierei ^ ^

cay-tranh-11
Gấm sọc

cay-tranh-12
Dương xỉ cỏ

cay-tranh-13
Hoa mua lá nhỏ

cay-tranh-14
Thu hải đường
cay-tranh-15
Đuôi công lá tròn
cay-tranh-16
Cúc ngũ sắc

 cay-tranh-18
 Hoa mua lá to
Nguồn vuonthangdung.vn
Read more…

BỘ ẢNH HOA ĐÀO KHOE SẮC

12:23 AM |
Khi những ngày tết gần đến cũng là lúc chúng ta chuẩn bị trang hoàng cho ngôi nhà thân yêu của mình sau một năm bề bộn với công việc. Ngôi nhà sẽ đầm ấm hơn với những cành đào khoe sắc thắm. Tôi giới thiệu tới quý vị và các bạn bộ ảnh những bông hoa đào tuyệt đẹp.

Ảnh đẹp hoa đào ngày Tết

Ảnh đẹp hoa đào ngày Tết

Ảnh đẹp hoa đào ngày Tết

 photo
Ảnh đẹp hoa đào ngày Tết 
Ảnh đẹp hoa đào ngày Tết 
 hoa dao ngay tet
Ảnh đẹp hoa đào ngày Tết 
Nguồn xemanhdep.com.
Read more…

SỰ TÍCH HOA ĐÀO NGÀY TẾT

11:45 PM |
Quỹ dữ hay ma quái nào bén mãng lui đến ắt khó mà tránh khỏi sự trừng phớt của 2 vị thần linh. Ma quỷ rất khiếp sợ uy vũ sấm sét của hai vị thần, đến nỗi sự luôn cả cây đào. Chỉ cần trông thấy cành đào là bỏ chớy xa bay. 


Ðến ngày cuối năm, cũng như các thần khác, hai thần Trà và Uất Luỹ phải lên thiên đình chầu Ngọc Hoàng. Trong mấy ngày Tết, 2 thần vắng mặt ở trần gian, ma quỷ hoành hành, tác oai tác quái.
Ðể ma quỷ khỏi quấy phá, dân chúng đã đi bẻ cành đào về cắm trong lọ, nhỡ ai không bẻ được cành đào thì lấy giấy hồng điều vẽ hình 2 vị thần linh dán ở cột trước nhà, để xua đuổi ma quỷ. 
Ngày xưa, ở phía đông núi Sóc Sơn, Bắc Việt, có một cây đào mọc đã lâu đời. Cành lá đào xum xuê, to lớn khác thường, bóng rậm che phủ cả một vùng rộng. Có hai vị thần tên là Trà và Uất Lũy trú ngụ ở trên cây đào khổng lồ này, tỏa rộng uy quyền che chở cho dân chúng khắp vùng.
  

Từ đó, hàng năm, cứ mỗi dịp Tết đến, mọi nhà đều cố gắng đi bẻ cành đào về cắm trong nhà trừ ma quỷ, Lâu dần, người Việt quên mất ý nghĩa thần bí của tục lệ này, không còn tin mấy ở ma quỷ thần linh như tổ tiên ngày xưa. Ngày nay, hoa đào hoa mai tươi thắm khắp nhà nhà vào dịp Tết, và sắc giấy đỏ hồng điều với câu đối hoà hợp được trang trí mấy ngày Xuân trong không khí vui vẻ, trong sáng. 
Sưu tầm.
Read more…