Phân bố: Đây là loài đặc hữu của vùng cận nhiệt đới đông nam Trung Quốc, từ tây Phúc Kiến tới đông nam Vân Nam, và cũng hiện diện ở miền Nam Việt Nam.
Đặc điểm hình thái: Thân, tán, lá: Cây gỗ trung bình đến to, thân cao đến 30m hay hơn, đường kính thân 0,6 - 1m hay hơn. Vỏ dày, hơi xốp, màu xám, nứt dọc. Cây có rễ khí sinh không bị ngập, phát sinh từ rễ bên, cao 30cm, mọc lan xa cách gốc tới 6-7 m. Cây rụng lá, có tán hình nón hẹp. Lá có 2 dạng: ở cành dinh dưỡng có hình dùi, dài 0,6-1,3 cm, xếp thành 2-3 dãy và rụng vào mùa khô, ở cành sinh sản có hình vảy, dài 0,4 cm và không rụng. Nón đơn tính, cùng gốc, mọc riêng rẽ ở đầu cành.
Hoa, quả, hạt: Nón cái hình quả lê, mỗi vảy mang 2 noãn. Sau khi thụ tinh các vảy hóa gỗ và dính nhau ở gốc tạo thành một nón dài 1,8 cm, rộng 1,2 cm với các vảy gần như liền nhau 7 - 9 mũi nhọn hình tam giác, hơi uốn cong ra phía ngoài. Mỗi vảy mang 2 hạt, hình trứng, dài 13 mm, rộng 3 mm, mang cánh hướng xuống dưới.
Hiện nay do điều kiện khí hậu và ngoại cảnh tác động đến nên cây thủy tùng không còn nhiều và được xem là một trong những loài cây cần được bảo vệ nghiêm nghặt như cây báu vật.
Tháng 12/2010, khi điều tra để lập dự án bảo tồn thủy tùng (loài cây có cách đây 10 triệu năm, đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng do không còn khả năng tái sinh), cơ quan lập dự án là ĐH Tây Nguyên kiểm đếm còn 255 cây ở Đăk Lăk. Trong đó, quần thể Ea Ral (huyện Ea Hleo) còn 219 cây, quần thể Trấp K’sơ (huyện Krông Năng) là 31 cây và 5 cây ở Cư Né (huyện Krông Buk).
Cây to quá, Cây giáng hương ở Hoangnguyengreen nhỏ hơn nhiều
ReplyDelete