Web cây cảnh Đà Nẵng www.caycanhdanang.com

Chào năm mới Giáp Ngọ 2014

9:01 AM |
Chúc bạn đọc một năm mới 
HẠNH PHÚC - SỨC KHỎE và THÀNH ĐẠT

Chúc cho những điều tốt đẹp nhất sẽ đến với gia đình Quý vị và các bạn.

TungLam Garden

Read more…

CÂY SON MÔI - TƯỢNG TRƯNG CHO LÒNG SON SẮT TRONG TÌNH BẠN

11:48 PM |
Tên khoa học: Aeschynanthus lobbiana Tên phổ thông: Kim ngư, son môi Tên thương mại: Tên tiếng anh: Lipstick Plant Họ: Gesneriaceae Nguồn gốc xuất xứ: Châu Á nhiệt đới .
cay son moi
    Cây son môi là loại cây buông rủ, cây ra hoa theo hình giống thỏi son nên thường đặt trong các chậu treo, cây được ưa thích vì hoa lạ và đẹp.
cay son moi - hoacanhbuonho
    Hoa nở rất đẹp, như một thỏi son màu đỏ , lâu tàn. Chậu hoa treo son môi này như tô điểm thêm căn nhà nhỏ của bạn, "để cuộc sống thêm phần thi vị" hơn.      Cách chăm sóc rất đơn giản: Tưới nước 2 lần / tuần, tưới trực tiếp từ trên xuống, càng gần mép chậu càng tốt.
     Hoa Son môi có ý nghĩa tượng trưng cho lòng son sắt trong tình bạn, tình yêu. Là món quà ý nghĩa gửi tặng cho người thân yêu của bạn, thay cho tình bạn, tình yêu vĩnh cửu mà bạn muốn gửi gắm. 
cay son moi - hoacanhbuonho
    Cây thích hợp trồng nơi có nhiều bóng râm: văn phòng, spa, nhà hàng , trong nhà....  
Sưu tầm.
Read more…

HOA SỮA GỌI MÙA THU, HOA SỮA GỢI CẢM XÚC

6:51 PM |
"Hà Nội mùa thu cây cơm nguội vàng, cây bàng là đỏ...."
  "... Nhớ phố Quang Trung, đường Nguyễn Du những đêm hoa sữa thơm nồng..."

hoa sua - hoacanhbuonho
Hoa sữa trên đường phố Hà Nội từ lâu đã đi vào kỷ niệm của người Thủ đô và những du khách phương xa về thăm Hà Nội. Hoa sữa cũng đã đi vào nhạc, vào thơ làm xốn xang bao tâm hồn trẻ, ai mà không khỏi bâng khuâng khi nghe câu hát: “Em ơi Hà Nội phố, ta còn em mùi hoàng lan, ta còn em mùi hoa sữa", rồi “Hoa sữa thôi rơi, em bên tôi một chiều tan lớp” như nỗi niềm luyến tiếc mùa hoa sữa đã qua gợi bao kỷ niệm. Và còn nhiều lắm, có biết bao bài văn, bài thơ viết về hoa sữa, cây hoa sữa đã tôn thêm biết bao thơ mộng cho Thủ đô Hà Nội.
hoa sua
   Hoa sữa quả là một món quà quý giá mà thiên nhiên ban tặng cho Hà Nội, Thủ đô yêu dấu nghìn năm tuổi. Bài thơ “Hoa sữa” của nhà thơ Nguyễn Phan Hách có câu: “Tuổi mười lăm em lớn từng ngày/ Một buổi sáng bỗng trở thành thiếu nữ/ Hôm ấy mùa thu anh vẫn nhớ/ Hoa sữa thơm ngây ngất bên mặt hồ…” cứ phảng phất mãi trong lòng người.
Trong những ngày này, ngồi nhẩn nha bên cạnh tách cafe, thơ thẩn nhìn ngắm gió trời, nhận ra thêm một mùa hoa nữa lại trở về. Mùa thu khó có thể khiến cho lòng ai buồn bã, nhưng lúc nào cũng rắc vào tim những man mác xôn xao. "Tình yêu đầu mang hương sắc mùa thu/ Mùi hoa sữa trong áo em và mái tóc/ Mối tình đầu tưởng không gì chia cắt/ Vậy mà tan trong sương gió mong manh ...". Mùi hoa sữa ấy, luôn len lỏi trong những nỗi nhớ vô hình.
Nói về hoa sữa, người ta vẫn nhớ về con đường Nguyễn Du, nơi ấy có không gian tĩnh lặng, có hồ nước lung linh khiêm nhường mà thơ mộng. Những đêm đầu đông, trong sương giăng lành lạnh, ngồi bên hồ Thiền Quang dù ở bờ bên kia, vẫn thoang thoảng hương hoa sữa bay. Nhiều lứa đôi thường đến đây dạo bước dưới hàng cây sữa, phải chăng bởi hoa sữa thơ mộng dễ khắc vào nỗi nhớ kỷ niệm tình yêu ?
Xa rồi những ngày nắng hạ chói chang nhuộm vàng thành phố, xa rồi những buổi trưa hè rộn rã tiếng ve. Thu về cho thành phố thay màu áo mới, thơ hơn, đẹp hơn trong hương hoa sữa nồng nàn.
Hoa sữa giăng đầy trong những con phố cổ kính trong lòng Hà Nội. Cứ đêm về, thong thả, chạy xe chầm chậm hay lang thang tản bộ, hít đầy vào lồng ngực những hương vị nồng nàn của đặc trưng mùa thu Hà Nội, để biết rằng chốn phồn hoa đô hội này dù có bon chen nườm nượp đến bao nhiêu, cũng để lại những dấu ấn nặng lòng, thật khiến cho những người xa xứ thương nhớ da diết ...
  Theo vitalk.vn



Read more…

CÂY NÊU NGÀY TẾT

11:36 PM |
 Từ bao đời nay, đối với người Việt Nam, hình ảnh cây nêu được coi là biểu tượng thiêng liêng nhất của ngày Tết Nguyên đán. Nó gắn liền với một sự tích huyền thoại mang đậm tính nhân văn sâu sắc.
cay neu - ngay tet
Người dân đang dựng cây nêu
Về sự tích của cây nêu
Theo truyền thuyết và Phật thoại, xa xưa, Người và Quỷ cùng sống trên mặt đất. Quỷ cậy mạnh chiếm đoạt toàn bộ đất đai và bắt Người đi làm thuê cho chúng với những điều kiện ngày càng khắt khe.

Với trò “ăn ngọn cho gốc”, đến mùa gặt Quỷ lấy hết phần ngọn (những bông thóc), còn Người chỉ được phần gốc (rạ). Phật thương Người, mách bảo Người đừng trồng lúa mà trồng khoai lang. Mùa thu hoạch ấy, Người lấy hết củ, Quỷ chỉ được dây và lá khoai.

Quỷ tức tối, mùa sau quy định lại là “ăn gốc, cho ngọn”. Người liền trở về trồng lúa như cũ. Vẫn thất bại, Quỷ đòi “lấy cả gốc lẫn ngọn”. Phật mách Người nên trồng ngô. Người làm theo và lại thắng (vì bắp ngô ở khoảng giữa thân cây). Uất ức, Quỷ tịch thu toàn bộ ruộng đất, không thuê Người trồng cấy gì nữa.

Phật bảo Người thương lượng với Quỷ để mua một miếng đất chỉ bằng bóng chiếc áo cà sa. Người sẽ trồng một cây tre, trên đó mắc áo cà sa, đất của Người là phần đất giới hạn bởi bóng áo ấy. Quỷ nghĩ chẳng đáng là bao nên đồng ý, và hai bên giao ước: đất trong bóng áo là của Người, ngoài bóng áo là của Quỷ.

Khi Người trồng xong cây tre, Phật đứng trên ngọn, tung áo cà sa bay tỏa ra thành một miếng vải tròn. Rồi Phật hóa phép làm cho cây tre cao vút mãi lên, đến tận trời. Tự nhiên đất trời trở nên âm u: bóng của áo cà sa dần dần che kín khắp cả mặt đất.

Quỷ không ngờ có sự phi thường như thế, mỗi lần bóng áo lấn dần vào đất của chúng, chúng phải dắt nhau lùi mãi lùi mãi. Cuối cùng Quỷ không có đất ở nữa, phải chạy ra biển.

Quỷ tập hợp lực lượng phản công hòng chiếm lại đất. Cuộc chiến diễn ra hết sức ác liệt. Biết quân của Quỷ sợ máu chó, lá dứa, tỏi, vôi bột nên Phật và Người sử dụng những thứ ấy làm vũ khí. Quỷ bị đại bại, bị Phật bắt, đày ra biển. Chúng van xin Phật, hàng năm, cho chúng vào thăm đất liền vài ba ngày. Phật thương tình, đồng ý.

Vì thế, hàng năm cứ đến ngày Tết Nguyên đán là ngày Quỷ vào thăm đất liền, thì người ta theo tục trồng nêu để cho Quỷ không dám bén mảng vào chỗ người đang ở.

Trên ngọn cây nêu, Người ta treo khánh đất nung để mỗi khi gió rung thì có tiếng động phát ra để luôn nhắc bọn Quỷ nghe mà tránh. Cũng trên đó có buộc một bó lá dứa hoặc cành đa mỏ hái để cho Quỷ sợ. Ngoài ra, người ta còn vẽ hình cung tên hướng mũi nhọn về phía đông và rắc vôi bột xuống đất vào những ngày Tết để cấm cửa Quỷ.
cay neu - hoacanhbuonho
   Những ý nghĩa sâu sắc

Trồng cây nêu đã trở thành tục lệ Tết phổ biến của các dân tộc Việt Nam: từ Kinh, Thái, Mường đến Ba Na, Gia Rai... Trên ngọn nêu, người ta thường treo một túm lá dứa, lông gà, cành đa, lá thiên tuế, những chiếc khánh và con cá bằng đất nung, cùng một tán tròn bằng tre nứa dán giấy đỏ.

Ngoài ra có nơi còn treo những chiếc đèn lồng, đèn xếp hoặc vài xấp tiền, vàng mã... Dù với dụng ý khác nhau, nhưng những vật treo đều tượng trưng cho mong muốn bảo vệ con người, tạo lập hạnh phúc cho con người. Ví như lá dứa để dọa ma quỷ (vì ma quỷ sợ gai), không cho chúng vào quấy phá.

Cái khánh đồng âm với “khánh” có nghĩa là “phúc”: năm mới đem lại hạnh phúc cho gia đình. Cành đa tượng trưng cho điều lành và tuổi thọ. Tiền vàng mã để cầu tài, cầu lộc. Lông gà là biểu tượng chim thần (một sức mạnh thiên nhiên giúp người).

Đặc biệt, cây nêu còn coi là cây vũ trụ - nối liền Đất với Trời. Tán tròn bằng giấy đỏ tượng trưng cho Mặt Trời và ngọn nêu là nơi chim thần (sứ giả của Mặt Trời) đậu. Cuối năm (cuối mùa đông) mới trồng cây nêu để đầu năm ngọn nêu vươn lên đón ánh nắng xuân, sức sống xuân.

Nghi thức thờ cúng tổ tiên của dân tộc Việt Nam
Nghi thức thờ cúng tổ tiên của người Việt Nam được coi là độc đáo, trở thành hệ thống và có ý nghĩa riêng của nó. Khởi đầu những ngôi mộ trong hang động ở vùng trung du Bắc Bộ có những vật dụng đem theo cho người chết với sự tin tưởng người chết vẫn sống ở thế giới vĩnh hằng. Con người, ông bà, tổ tiên mình có thể thành Tiên, thành thần, thành thánh, thành Phật.

Chính vì vậy, người ta lập bàn thờ, nhà thờ một cách trang trọng. Khi cúng tế, người ta luôn cầu ân đức, tổ tiên phù hộ độ trì cho con cháu. Không chỉ ngày giỗ, ngày Tết mà còn có những dịp trong đại của con người như đám cưới, đám tang hay khi gặp hoạn nạn, làm ăn, đều khấn vái, kính cáo Tổ tiên.

Các nhà nho trước đây cho rằng thờ cúng tổ tiên chỉ để thể hiện chữ hiếu, với tinh thần chim có tổ, người có tông, uống nước nhớ nguồn.
Ngày nay, mọi gia đình người Việt Nam đều thờ tổ tiên và hầu hết đều có bàn thờ gia tiên, đó chính là quốc đạo, lấy con người làm chủ vạn vật, coi trọng âm đức, cái đức thiêng liêng của con người./.
Theo vietnamplus.vn

Read more…

CÂY DÃ HƯƠNG NGHÌN TUỔI TẠI HUYỆN LỤC NGẠN, TỈNH BẮC GIANG

12:23 AM |
Cây Dã Hương hơn 1000 năm tuổi tại thôn Giữa, xã Tiên Lục (huyện Lạng Giang, Bắc Giang) được coi như một báu vật quý hiếm còn lưu giữ đến nay trên vùng đất giàu truyền thống cách mạng này.

Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, hơn 1000 năm tỏa bóng mát cây Dã Hương chứng kiến những đổi thay của quê hương được mệnh danh là vùng đất thiêng huyền thoại. Hiện nay, cây Dã Hương là một trong những điểm đến của nhiều du khách hay các nhà nghiên cứu về môi trường...
cay da huong nghin tuoi 
Cụm di tích quốc gia xã Tiên Lục gồm (cây Dã Hương, đình Viễn Sơn, chùa Phúc Quang, đình Thuận Hòa, đền Thánh Cả ) được xếp hạng là di tích cấp quốc gia vào ngày 21/01/1989. Cây Dã Hương ở đây là cây lớn thứ hai trên thế giới.
cay da huong nghin tuoi
Thân cây chỗ to nhất lên tới 12,5m, chiều cao của cây là 36m...
Trải qua sự khắc nghiệt của thời gian, có những cành cây đã khô
Thời gian in dấu trong thân cây Dã Hương cổ.
Loài cây quý này thuộc họ long não, có hoa nhỏ trổ vào cuối mùa xuân,
 thân cây có chứa tinh dầu thơm, gỗ thơm như hương trầm.
Theo nhân dân địa phương, thời Vua Lê Cảnh Hưng (1740 - 1786) cây Dã Hương đã được nhà vua ban sắc phong là “Quốc chúa đô mộc Dã Đại vương”.
Cùng với cụm di tích Tiên Lục, cây Dã Hương là một tài sản vô giá mang lại 
nhiều giá trị về môi trường sinh thái, về văn hóa tâm linh, lịch sử…
Viết bởi nguồn caycanhsadec.com
Read more…

CÚC MÂM XÔI

7:25 PM |
Cúc mâm xôi là loài cúc đẹp và hoa mọc um tùm, mỗi chậu như thế này có thể để trưng bày trong những dịp đặc biệt từ 10-30 ngày tùy điều kiện thời tiết và cách chăm sóc.
Người châu Á quan niệm, ngày Tết nhà ai càng có thật nhiều hoa khoe sắc, thì sự may mắn sẽ càng tràn ngập suốt năm. Thế nên, nhà nào không ít thì nhiều, cũng đều thích trang hoàng hoa nhiều màu rực rỡ và Cúc mâm xôi với màu vàng rực luôn được ưa chuộng.
hoa cuc mam xoi
Ý nghĩa: 
- Mua trang trí nhà cửa hay làm quà tặng đều mang ý cầu mong thịnh vượng.
Mô tả: 
- Cúc Mâm Xôi có hoa vàng tươi rực rỡ, chen chúc kín tròn xoe cả chậu như mâm xôi vàng rực rất đẹp.
- Thân cây nhỏ, có màu xanh đậm, lá có hình chân chim có lông mịn và răng cưa theo viền lá, hoa mang màu vàng rực rỡ.
cuc mam xoi
 cuc mam xoi
 - Thường được sử dụng trang trí ngày tết với mong muốn về 1 năm sum vầy, no đủ.
- Cây dễ chăm sóc, dễ ươm trồng, nếu trong điều kiện thường thì tưới nước cho cây 1 lần/ ngày.
Tổng hợp nguồn online.
Read more…

NHỮNG LOẠI CÂY MANG LẠI MAY MẮN TRONG NGÀY TẾT

11:54 PM |

Nhắc đến tết cổ truyền ta thường nghĩ ngay đến bức tranh sum họp ấm cúng với nhiều màu sắc tươi sáng, hài hòa. Vào dịp đầu xuân, mỗi gia đình đều trang hoàng nhà cửa để chuẩn bị đón năm mới. Ngoài việc bày trí những vật dụng trong nhà, người ta còn chọn lựa những cây cảnh để trưng trong ngày tết. Không đơn giản là đẹp, mà những loại cây này đều có ý nghĩa may mắn riêng về mặt phong thủy.

Ngoài mai, đào, ly, lan,…thị trường Tết còn rất đa dạng về chủng loại. Lựa chọn một loại hoa chơi Tết không khó nhưng điều quan trọng bạn nên hiểu ý nghĩa của loại hoa mà bạn muốn mua vì theo quan niệm của người Việt, hoa chơi Tết là biểu tượng cho vận mệnh cả năm của gia đình.
1. Hoa mai
hoa tet - hoacanhbuonho
 Hoa mai là biểu tượng của mùa xuân. Trong ngày Tết, mọi người thường mua cây (hoặc cành) mai nhiều lộc bởi theo quan niệm của phong thủy, hoa Mai nở đúng lúc giao thừa hay sớm mùng một sẽ mang lại nhiều may mắn, thịnh vượng và hạnh phúc sẽ đến với gia đình trong năm đó.
Mọi người cho rằng 5 cánh của hoa mai là năm thần cát tường, tượng trưng cho ngũ phúc: vui vẻ, hạnh phúc, trường thọ, thuận lợi, hòa bình.
2. Hoa lan
Hoa lan luôn được xem là biểu tượng của người sang trọng và quân tử nên việc  chọn lựa hoa lan để trang trí trong ngày Tết là điều dễ hiểu.

hoa tet - hoacanhbuonho

3. Hoa cúc
Được mệnh danh là “băng thanh ngọc khiến” , hoa cúc chịu sương chịu gió, tượng trưng cho phẩm chất cao thượng, tinh khiết, cho nếp sống khiêm tốn, điềm đạm. Người xưa còn coi hoa cúc là biểu trưng của trường thọ.
hoa tet - hoacanhbuonho
Ngày tết người ta thường thấy xuất hiện hoa cúc trong nhà đặc biệt là hoa cúc vàng và đỏ. Bởi vì theo phong thủy, hoa cúc là biểu tượng của sự sống, tăng thêm phúc lộc cũng như sự hoan hỉ đến nhà.
Hoa cúc nên đặt nơi có nhiều ánh sáng trong nhà để sự may mắn thêm mạnh mẽ và rực rỡ.
4. Hoa đào
hoa tet - hoacanhbuonho
Được xem là tinh hoa của Ngũ hành, theo phong thủy hoa đào có thể trị bách quỷ, do đó khi đón năm mới mọi nhà hay trồng đào trước cửa nhà. Hoa đào còn là biểu tượng cho sự đổi mới và sức sinh sôi phát triển mạnh mẽ.
5. Hoa mẫu đơn
Mẫu đơn là biểu tượng của sự thịnh vượng và phồn vinh. Nó còn được gọi là “vua hoa” hay “hoa phú quý”.
hoa tet - hoacanhbuonho
Mọi người chọn hoa mẫu đơn để chưng trong nhà với mong muốn gia đình luôn thịnh vượng, hạnh phúc và có nhiều con cháu.
6. Hoa đồng tiền
hoa tet - hoacanhbuonho
Cây hoa đồng tiền còn gọi là cây kim tiền. Trong những dịp đầu xuân năm mới, nếu trồng hoa hoặc cắm hoa đồng tiền sẽ mang đến nhiều tài lộc và tiền của cho gia đình.
7. Hoa hồng
hoa tet - hoacanhbuonho
Hoa hồng biểu hiện cho hòa bình, tươi trẻ, là hoa của tình yêu, tình hữu nghị, của niềm vui và sự tốt lành. Vì hoa nở bốn mùa nên dân gian coi là điều tốt chỉ bốn mùa bình an.
8. Hoa hải đường
hoa tet - hoacanhbuonho
Theo phong thủy dân gian quan niệm, khi hoa hải đường nở sẽ mang lại phú quý cho gia đình. Loài hoa này còn tượng trưng cho anh em hòa hợp, cuộc sống vui vầy.
9. Hoa đỗ quyên
hoa tet - hoacanhbuonho
Hoa đỗ quyên còn gọi là sơn trà hay mãn sơn hồng là một trong những loại hoa được yêu thích ở nhiều nơi trên thế giới. Theo quan niệm Trung Quốc, hoa đỗ quyên mang ý nghĩa dịu dàng, ôn hòa và nữ tính. Còn ở Pháp hoa đỗ quyên tượng trưng cho sự thành công, vinh quang. Ngày tết người ta hay để một vài chậu đỗ quyên trong nhà với ý nghĩa sung túc.
10. Hoa sống đời
hoa tet - hoacanhbuonho
Loài hoa nhỏ nhắn nhưng lại mang màu sắc rực rỡ và sức sống bền bỉ này mang theo một ý nghĩa cầu chúc một năm mới dồi dào sức khỏe cho gia đình. Nó còn thể hiện sự sinh sôi, nảy nở, và tình đoàn kết của các thành viên trong gia đình.
11. Hoa trạng nguyên
hoa tet - hoacanhbuonho
Mang ý nghĩa thể hiện sự thành đạt. Việc chưng hoa trạng nguyên trong ngày tết vừa mang đến vẻ đẹp cho ngôi nhà vừa thể hiện mong muốn một năm mới thành công và may mắn cho cả gia đình.
12. Hoa lily
hoa tet - hoacanhbuonho
Hoa lily tượng trưng cho sự thanh khiết và quý phái. Hoa lyli được yêu thích trưng trong các ngày lễ tết và các ngày đặc biệt bởi hương thơm ngát và tươi lâu.
13. Hoa vạn thọ
hoa tet - hoacanhbuonho
Ngoài sự hiện diện như một đặc trưng cho mùa xuân. Hai chữ vạn thọ còn có ý nghĩa về mặt tâm linh. Vạn biểu trưng cho sự tốt lành, cát tường, vô số. Thọ thể hiện cho sụ sống lâu dài để hưởng phúc lộc. Vạn thọ là mơ ước của nhiều người khi năm mới đến...
14. Hoa cát tường
hoa tet - hoacanhbuonho
Loài hoa thể hiện sự tự nhiên, thoải mái, vạn sự như ý, khỏe mạnh, may mắn. Trong từ điển Hán – Việt, cát nghĩa là tốt, tường nghĩa là phước/lành hay điều lành. “Cát tường” ý nói đến những điều may mắn, tốt lành.
Nguồn Saigonhoa.vn
Read more…

Hình ảnh thực tế thi công đường hoa Bạch Đằng Đà Nẵng tết xuân giáp ngọ năm 2014

3:19 AM |

     Đường hoa hoạt động từ ngày 27 tháng Chạp đến mùng 7 tháng Giêng năm Giáp Ngọ. Đường hoa Bạch Đằng, Đà Nẵng là phiên bản của đường hoa Nguyễn Huệ (Thành phố Hồ Chí Minh) bởi có nhiều ý tưởng và cung cấp chất liệu từ Saigontourist...

Mâm Ngũ Quả-Cây Cảnh Ý Nghĩa Chưng Trong Ngày Tết Nguyên Đán 2014

      Đường hoa xuân năm 2014 được thành phố chọn triển khai ven đường Bạch Đằng từ giao lộ đường Lê Văn Duyệt đến cầu Rồng. Toàn tuyến được bố trí 5 điểm, trong đó có 2 điểm nhấn chính tại phía tây cầu Rồng và khu vực trước UBND thành phố. Mỗi điểm bố trí hai cụm hoa lớn gồm hoa mai và hoa đào gắn kết với các lối đi là tiểu cảnh; hình họa cách điệu về phong cảnh đồng quê, sinh hoạt cộng đồng… và được trang trí nhiều loại hoa tươi. Tại các nút giao thông lớn trên địa bàn thành phố cũng được bày trí các tháp hoa, chậu hoa. Việc sử dụng nguồn hoa, ưu tiên tiêu thụ hoa tươi được nông dân huyện Hòa Vang sản xuất.
   Dịch vụ chăm sóc cây cảnh tại nhà ở Đà Nẵng xin gửi bạn đọc hình ảnh mới nhất của công trình đường hoa Tết Nguyên Đán Giáp Ngọ tại đường Bạch Đằng Đà Nẵng.
Tại khu vực thi công đường hoa xuân Bạch Đằng, đoạn cầu Rồng (Đà Nẵng), có đặt nhiều biển thông báo và cáo lỗi rất lịch sự: "Rất xin lỗi, khi thi công chúng tôi làm ảnh hưởng đến mọi người. Mong bạn thông cảm. Hãy chia sẻ lối đi với chúng tôi vì thành phố Đà Nẵng thân thương".
Được biết, đơn vị thi công đường hoa Bạch Đằng năm nay là công ty xây dựng hạ tầng Trung Nam (Tập đoàn Trung Nam). Ý tưởng đặt những tấm biển báo xuất phát từ việc lãnh đạo công ty giao cho các bộ phận phải tìm ra các câu cáo lỗi lịch sự và treo ngay từ khi thi công đường hoa ngày 
Tổng cộng có khoảng 30 bảng như thế này tại khu vực thi công đường hoa tết xuân Đà Nẵng 2014.
Hình ảnh thực tế thi công đường hoa tết xuân Giáp Ngọ tại cậu Rồng Đà Nẵng ngày 21/1/2014
Cầu Rồng Đà Nẵng
Công nhân đang gấp rút tiến hành thi công công trình đường hoa tết xuân Đà Nẵng 2014 tại Cầu Rông.

Một điểm của đường hoa tết xuân Đà Nẵng 2014
Công trình đường hoa tết xuân tại cầu rồng Đà Nẵng 2014
Đà Nẵng có rừng xanh núi thẳm, có bãi biển đẹp, nết ẩm thực phong phú, không khí trong lành, đặc biệt người dân ở đây thân thiện và mến khách. Đà Nẵng mùa nào cũng đẹp, chính vì thế nơi đây là một điểm đến lý tưởng để du xuân trong dịp tết này. 
   Hôm nay ra ngoài đường tại Đà Nẵng bạn sẽ cảm nhận được không khí tết, qua cầu Rồng bạn thấy được sự gấp rút của thành phố trong việc chuẩn bị đường Hoa, các các tuyến đường đã bắt đầu xuất hiện chợ hoa, các bạn dể dàng chọn lựa cho mình chậu hoa đẹp để chưng trong diệp tết này.
      Hình ảnh chợ hoa tết xuân Đà Nẵng 2014.
Chợ hoa tết tại Tượng Đài đường 2 tháng 9 Đà Nẵng.
 Chậu Mai tại đường 2 tháng 9
Xương Rồng.
Chợ Hoa tại Đường Ngô Quyền Đà Nẵng

Văn Tin.
Keywords có thể tìm kiếm:
Dịch vụ chăm sóc cây cảnh tại nhà tại Đà Nẵng, Quảng Nam ,Công ty Cây Cảnh Đà Nẵng, Cây Cảnh Tại Đà Nẵng, Chăm Sóc Cây Cảnh, công ty chăm sóc cây cảnh Đà Nẵng,cong ty cham soc cay canh da nang,Cay canh Da Nang, bán cây cảnh đà nẵng, mua cây cảnh đà nẵng, mua cây xanh Đà Nẵng, Công ty Bán cây xanh Đà Nẵng, công ty cây xanh Đà Nẵng, BonSai Đà Nẵng, Cây Cảnh Thành Phố Đà Nẵng

 

Read more…