Web cây cảnh Đà Nẵng www.caycanhdanang.com

Hoa Hướng Dương - Gửi tặng anh

9:26 PM |
Dưới ánh nắng ấm áp của mặt trời, muôn loài hoa nở rộ khoe sắc thắm, ong bướm bay lượn rập rờn hòa trong bản giao hưởng của trăm tiếng chim ca. Tất cả đều dành cho mặt trời tình cảm yêu thương nhất. Những bông hoa đều khoác lên mình màu sắc tươi đẹp, hương thơm quyến rũ để mong có được tình yêu của mặt trời...

Trong muôn nghìn bông hoa rực rỡ ấy có một bông hoa tên là Hướng Dương.



Hoa Hướng Dương nổi bật với vẻ đẹp rực rỡ, kiêu sa, luôn vươn mình về phía mặt trời.

Hoa đài các qui triều bao ánh sáng
Như trái tim thương nhớ hướng về anh
Hoa vẫn thế kiêu kỳ không thay đổi
Vẫn ngàn năm soi bóng ánh mặt trời



Hoa Hướng Dương mang theo mình ý nghĩa về niềm tin, hy vọng, luôn hướng về những điều tươi sáng nhất. Những ai yêu hoa hướng dương chắc hẳn là một người đầy tự tin, cá tính, mạnh mẽ, thông minh, kiêu sa và là người có lý tưởng sống.



Hoa hướng dương được sử dụng để làm xà phòng và mỹ phẩm. Dầu tinh chế từ hoa hướng dương rất giàu vitamin A, D, E, C.



Hoa còn là nguồn nhiên liệu chế biến thực phẩm và các loại dược liệu chữa được nhiều bệnh, như viêm xoang, viêm mũi.

Mùa hoa dài, có thể ra hoa mùa hè, tháng 10 đến tháng 4-5 năm sau cũng có thể ra hoa. Dường như hoa nở quanh năm. Hay gặp nhiều vào mùa Thu.








Đẹp quá !!!




Đóa hoa to lớn có những cánh vàng bao quanh một dĩa tròn màu vàng sẫm, nâu hay tím


Hướng dương hẳn luôn cảm thấy có quyền kiêu căng. vì lẽ nó là loại hoa cao lớn trồng trong vườn.


Hoa hướng dương luôn hướng về mặt trời và đón nhận những tia nắng ấm áp của mặt trời. Hoa hướng dương biểu tượng cho sự tự tin và thông minh, tượng trưng cho người có lý tưởng sống.




 
CHĂM SÓC VÀ TRỒNG HOA HƯỚNG DƯƠNG

Hướng dương ưa ấm, đất tơi xốp sợ ngập úng, nhiệt độ cao cây mọc kém, cây ngủ nghỉ. Cây hướng dương có thể trồng chậu, đất chậu thường dùng là đất lá rụng trộn với đất cát, thêm một ít bột xương. Mỗi năm thay chậu 1 lần vào tháng 8-9. Trước lúc thay chậu cần tỉa thưa, chỉnh hình, cắt bớt rễ. Hàng năm vào tháng 4 đem cây ra ngoài nơi thoáng gió. Để cho cây không ngừng ra hoa tăng cường tưới phân loãng, 10 ngày tưới 1 lần. Tưới nước bình thường không nên tưới nhiều nước. Đến mùa hè nóng cây bước vào ngủ nghỉ, nên đưa cây vào nhà bệ cây. Mùa thu là mùa ra hoa cần kết hợp tưới nước bón ít phân loãng. 
Read more…

Thiên đường hoa lá bên cửa sổ

2:26 AM |
Tạo dựng một "vườn hoa" sau ô cửa sổ hoàn toàn không khó.

Từ cách những nhà thiết kế sân vườn phương Tây đưa hoa lá vào sửa sổ trong nhà để bảo đảm nhiều loài cây cảnh có thể xanh tươi qua mùa đông, ta có thể học được cách gắn thêm những chiếc kệ hoa lá sau ô cửa sổ để tạo thêm "vườn hoa" nho nhỏ trong nhà.
Bạn chỉ cần sơn phần khung cửa sổ với gam màu sao cho hài hòa với màu nền ngôi nhà và khung cảnh hoa lá bên trong cũng như bên ngoài ô cửa sổ, gắn thêm những chiếc kệ bằng thủy tinh để mặc sức sắp xếp vô số chậu cây hoa cảnh ngay sát sau khung cửa kính.

1. Tận dụng khung cửa sổ rộng


Nếu bạn có một ô cửa nhô ra với ba mặt cửa sổ trổ ra khung cảnh bên ngoài thì thật là lý tưởng để gắn thêm các kệ chứa chậu cảnh sát phía sau cửa sổ. Cách làm này vừa giúp các loại cây xanh tận hưởng được ánh sáng thiên nhiên bên ngoài, vừa tạo được khu vườn phong phú sắc màu trong không gian phòng khách, thư viện hoặc phòng giải trí.
Các chậu cây hoa nhỏ thích hợp có "vườn hoa" sau ô cửa thường là hoa păngxê, cẩm tú cầu, loa kèn, các loại họ lá môn, họ dây leo...

2. Tận dụng ngưỡng cửa sổ
 
Nếu phần bệ cửa sổ chưa đủ rộng để kê thêm chậu hoa cảnh, bạn có thể tận dụng thêm chiếc kệ sách bằng gỗ có chiều cao bằng bệ cửa sổ và đặt chậu hoa lên nóc kệ. Hãy sơn chiếc kệ gỗ có cùng gam màu với bệ cửa sổ để tạo màu sắc hài hòa. Cũng có thể chọn màu gỗ tự nhiên sao cho thật ăn ý với màu bệ cửa sổ, bạn sẽ tạo ra một bề mặt kệ sách đẹp đẽ để đặt thêm nhiều chậu hoa xinh đẹp.
 
3. Gắn thêm kệ thủy tinh
 
 

Đối với người mê hoa lá thì chỉ độc một cái bệ cửa sổ chưng vài chậu cây thì chưa đủ ngắm cho thỏa thuê. Đó phải là một khu vườn nho nhỏ thật sự với những chiếc kệ thủy tinh bày đủ loại hoa cảnh phong phú sắc màu, trông như một bức tranh khu vườn xanh tươi thật sự nơi ô cửa sổ nhà bạn.
Thông thường với một ô cửa sổ, bạn có thể gắn thêm ba chiếc kệ thủy tinh để đặt chậu hoa cảnh. Kệ thứ nhất ngang với bệ cửa sổ, kệ thứ hai nằm giữa bệ cửa và điểm chính giữa khung cửa sổ, kệ thứ ba nằm ngay điểm chính giữa khung cửa sổ. Chọn loại kính làm kệ dày hơn 1 cm là vừa đẹp.

4. Giá đỡ

 

Những loại giá đỡ bằng sắt gắn kết những đường hoa văn cầu kỳ sẽ là những phụ kiện rất hữu ích để tạo nên khung cửa sổ đẹp. Khi bạn thiết kế những chiếc kệ thủy tinh để đặt chậu cây hoa cảnh, đừng quên đầu tư cho những chiếc giá đỡ kệ thủy tinh duyên dáng này. Có những kiểu giá đỡ đặc biệt có gắn thêm một phần giá nến bên ngoài phần gá kệ thủy tinh, bạn có thể tận dụng phần giá nến này đặt thêm một chậu hoa nhỏ xinh nữa.

5. Thay đổi hoa lá theo mùa



Bạn hoàn toàn có thể thay đổi gam màu khu vườn nhỏ xinh nơi ô cửa sổ tùy theo hoa lá có trong một mùa nhất định trong năm. Hãy chọn những chậu hoa be bé vừa xinh đặt trên những chiếc kệ thủy tinh và những dây leo lá xanh viền quanh ô cửa, những chậu hoa hoặc cây cảnh to hơn dành để tạo điểm nhấn nơi giá đỡ và góc cửa sổ.

6. Viền ô cửa với dây leo xanh

 
Những dây leo lá xanh như trầu bà, thường xuân... sẽ mang lại cho bạn những vệt viền khung cửa sổ trông thật sinh động và tươi mát. Chỉ cần sắp xếp những chậu cây sao cho độ dài dây leo đủ để viền quanh khung cửa sổ của "khu vườn" hoa lá.

7. Khung cửa sổ sắc màu

 

"Mảnh vườn" nhỏ phía sau ô cửa nhà bạn có thể tùy biến chuyển đổi những sắc hoa theo từng tháng, ví dụ như tháng 12 sẽ là sắc đỏ, hồng của những loài cây trang trí Noel.

 

Tháng giêng khi muôn hoa đua nở, ô cửa sổ cũng sẽ bừng sáng với hoa hồng, uất kim hương, thủy tiên, dương xỉ, ly ly...

8. Rèm cửa hài hòa với hoa lá

 
Nếu khung cửa sổ nhà bạn có treo rèm, dĩ nhiên bạn không thể tháo gỡ hẳn bộ rèm để dọn chỗ bày "vườn hoa" nhỏ nơi bệ cửa sổ, chỉ cần vén gọn bộ rèm sang hai bên là tạo ngay được một bộ khung rèm hài hòa với chậu cảnh hoa lá ở giữa ô cửa. Màu đỏ sẫm của bộ rèm cửa như càng tạo thêm độ sâu cho bức tranh hoa tươi của cẩm tú cầu, hoa hồng, hoa cúc, dây leo... thêm sống động sắc màu.

Tạo lập một khu vườn cảnh sau ô cửa sổ không quá tốn tiền và khó khăn, song vẻ đẹp và giá trị mà mảng hoa lá này mang lại cho ngôi nhà thì không thể kể xiết.
Read more…

Cây Dừa Dứa Thái Lan - Vườn nhà thêm hồn Việt

8:20 PM |
Dừa Dứa hay còn gọi là dừa thơm là loại dừa đặc biệt có mùi thơm lá dứa. Đây là loại dừa đặc sản của Thái Lan được du nhập vào nước ta và thích nghi với khí hậu, thỗ nhưỡng ở Bến Tre. Dừa Dứa được tuyển chọn giống tự nhiên đã lâu, có đặc tính riêng biệt so với các loại dừa khác như: dừa có hoa đực và hoa cái nở cùng một thời điểm, giúp cho sự tự thụ phấn xảy ra, đặc điểm này hạn chế sự biến hóa, giúp cho trái dừa còn giữ nguyên độ thơm ngọt của cây mẹ. Ngoài ra, dừa Dứa có sự phát triển tương đồng so với các giống dừa địa phương khác như các giống dừa xiêm.


Chăm sóc tốt, Dừa Dứa sẽ phát triển rất nhanh, cây to, tàu lá dài, xanh mượt. Nếu chăm sóc đúng kỹ thuật, sau 3 năm trồng, cây dừa sẽ cho trái bình quân 50 trái/năm. Từ năm thứ 4 trở đi, dừa sẽ cho sản lượng ổn định từ 100 đến 150 trái/cây/năm. Khoảng cách trồng mỗi cây là 6m. Dừa dứa thích hợp với mọi loại đất và cho trái rất sai.


Đó là giống cây ăn quả. Về mặt ngoại thất vườn nhà, thì Dừa Dứa với dáng thấp, lùn, sai trái, tạo thẩm mỹ và mang đậm nét dân dã của nhà Việt. Chút gì đó hiện đại của nhà phố, biệt thự hay bất cứ ngôi nhà nào. Rồi ngồi ở vườn nhà và thưởng thức dừa dứa - một thứ cây nhà lá vườn mà thi vị.

Thật là thú vị khi vườn nhà có những khóm tre,  khóm trúc, hàng dừa dứa, hay hàng cau lùn trồng xung quanh nhà làm điểm nhấn cho ngôi nhà.

Read more…

Cây hoa Thiên Lý - Một lựa chọn tuyệt vời cho giàn leo nhà bạn

6:56 PM |
Cây hoa thiên lý có tên khoa học Telosma cordata (bura.f.) merr pergularia minor ander.
Họ thiên lý (asclepaadaceae).
Do cây thân leo chằng chịt nên có tên thiên lý (ngàn dặm). Có người lại cho rằng mùi thơm của hoa đưa xa ngào ngạt nên đặt tên thiên lý. Hoa thiên lý ra thành chùm ở nách lá, màu hoa xanh lục nhạt và vàng, có mùi rất thơm về ban đêm và sáng sớm.
Cây leo, bằng thân không có tua cuốn lá và hoa ăn được, ăn hoa và lá thiên lý ngủ khỏe và ngon thơm. Canh cua đồng nấu, một món ăn dân dã không thể thiếu hoa thiên lý. Những đĩa hoa Thiên lý vẫn được bà bày cúng trên bàn thờ.


Hoa nở vào mùa hè. Mùa đông cày rụng lá và chết các cành nhỏ. Có hai giống thiên lý. Giống cây lá và hoa to thơm hơn giống lá và cây nhỏ, đầu cánh hoa tròn. Hoa nở hình sao cây hoa thiên lý ưa ánh sáng và đất ẩm, tốt, không đòi hỏi chăm sóc nhiều và phải có thân leo hoặc ít ra là cho leo lên các cây lớn hoặc cây bụi.

Thường được làm giàn cho leo trước cửa nhà, sân hay leo trên ban công. Từ tháng 10 âm lịch trở đi, thiên lý ngừng cho hoa và bắt đầu rụng lá. Các cành nhỏ trên giàn bị chết khô, tới tháng 2 - 3 thiên lý nảy chồi. Đầu tháng 4 thì cho hoa trở lại. Hằng năm, sau khi cây rụng lá nếu cây còn nhỏ chưa leo kín dàn cần cắt bỏ gần sát gốc. Cây đã có tuổi, 2 - 3 năm phải cắt sát gốc tới đất, cây sẽ lên thân mập và sống lâu. Kết hợp là bồi thêm đất tốt vào gốc.


Trồng thiên lý bằng cành, cắt các đoạn thân to bằng chiếc bút chì hoặc ngón tay dái 30 - 35cm đem giâm vào mùa xuân. Cũng có thể cắt một đoạn thân dài 1 - 2m cuốn lại thành vòng rồi trồng như trồng sắn dây.
Read more…

Những cây xanh thích hợp đặt ở phòng ăn

9:23 PM |
Việc làm xanh và điểm xuyết phòng ăn là rất quan trọng. Các cách làm xanh phòng ăn như trồng bồn cây xanh, treo hoa, chậu thu hải đường… đều có thể làm tăng sức sống cho phòng, và làm tăng không khí vui vẻ.
Ngày nay người ta rất coi trọng vấn đề sạch sẽ, vệ sinh trong ăn uống, vì vậy cây xanh trong phòng ăn tốt nhất dùng đất dinh dưỡng không vi khuẩn để nuôi dưỡng.

Nếu số người ăn ít, bàn ăn cố định thì có thể bày một bồn hoặc một bình cây cảnh xanh tươi ở giữa bàn. Nhưng không nên dùng các loài hoa thường xuyên có hoa nở rồi tàn nhanh. Một góc của phòng ăn hoặc trên cửa sổ đặt thêm vài bồn hoa tươi tốt để khiến cho phòng ăn tràn trề sinh khí, giúp mở rộng khẩu vị của thực khách.

Việc đặt bồn cây, giỏ cây cảnh nhiều màu sắc phía trên các phân cách bằng gỗ để phân chia phòng ăn và các khu vực chức năng khác cũng là một cách hay để làm xanh không gian.

Vì vậy khi trang trí cây xanh trong phòng ăn còn cần phải chú ý đến tình trạng sinh trưởng của cây, hình dáng phải thấp nhỏ, như thế mới không gây trở ngại cho người ngồi đối diện trò chuyện giao lưu. Trong phòng ăn tránh để các loại cây có mùi hương quá đậm đà.

Nguyên tắc lựa chọn cây cảnh trang trí trong phòng ăn:

- Tùy vào nghề nghiệp, tính cách, sở thích của chủ nhà:
Do nhà ở chịu sự hạn chế của rất nhiều điều kiện khác nhau nên khi chọn cây cảnh đầu tiên phải xem xét những loại cây nào có thể thích nghi được không gian sinh tồn trong nhà mình, ví dụ ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, điều kiện gió…

Tiếp theo phải xem xét mình có thể chăm sóc nó ở mức độ nào. Nếu là những người bận rộn công việc mà lại trồng trọt một bồn cây yêu cầu phải chăm sóc tỉ mỉ thì kết qủa chắc chắn không thể tốt được. Những người này nên chọn các loại cây có sức sống mạnh mẽ, không cần chăm sóc nhiều…

- Chọn cây chịu được bóng râm:

Do nhà ở thường là không gian kín nên lựa chọn cây cảnh tốt nhất là những cây ngắn lá, thích nghi được với râm hoặc bán bóng râm. Chú ý tránh những loại có hại.

- Tỉ lệ thích hợp:
Phải phù hợp với chiều cao và chiều rộng của căn phòng. Quá to hoặc quá nhỏ đều có thể ảnh hưởng đến mỹ quan. Thông thường, diện tích phần xanh nhiều nhất trong phòng không được vượt quá 10% diện tích phòng, như thế căn phòng mới có được cảm giác rộng rãi, tránh làm cho không gian bị chật hẹp.

- Màu sắc của cây phải hài hoà với không gian nội thất:

Tốt nhất là sử dụng phương án đối lập. Ví dụ không gian là màu sáng thì chọn cây thường lá màu thâm trầm. Bối cảnh không gian màu nhạt thì chọn hoa lá màu sặc sỡ là tốt nhất. Như thế mới có thể làm nổi bật cảm giác về không gian.

- Không nên đặt cây trong các căn phòng có giấy dán tường hoa văn:
Những loài cây leo, bò không nên trồng trong chậu ở trên bàn mà nên treo lên thành gò. Đồ đạc theo kiểu Tây thích hợp dùng cách loại lan hiếm. Đồ dùng theo kiểu phương Đông thì thích hợp dùng bồn cảnh. Phối hợp hài hoà có thể ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả nghệ thuật, làm cho nó sáng sủa, mới mẻ và đẹp mắt hơn.

- Xem xét đến cả đặc trưng tính cách của cây cảnh.
Khí chất của cây phải phù hợp, hài hoà với tính cách của chủ nhân và không khí trong phòng. Ví dụ: các loại cây lá nhỏ đem lại cảm giác thân thiện, cây mây cảnh nhiều gai cứng cỏi khiến người ta tránh xa. Cây họ trúc có tính cách nhẫn nại chịu đựng, hoa nhài kiều diễm ngát hương, cây thiết ngọc lan thanh cao thoát tục… 
Read more…

Lan cẩm cù - Lựa chọn cho giàn leo nhà bạn

7:56 PM |
Một trong những loài hoa dân dã, thích nghi với mọi điều kiện ngoại cảnh như chịu hạn, rét tốt; ít bị sâu bệnh hại, dễ trồng, dễ chăm sóc, được nhiều người ưa thích, đó là cây lan cẩm cù.
Lan cẩm cù tên khoa học là Hoya carnosa, có nguồn gốc từ các tỉnh miền nam Trung Quốc, được nhập vào nước ta những năm 60 của thế kỷ trước. Mặc dù không thuộc họ lan nhưng điều kiện sinh trưởng, phát triển của cẩm cù rất giống các loài hoa phong lan do đó tùy theo hình dáng, màu sắc hoa mà người ta còn gọi với nhiều tên khác nhau như: cây cẩm cù, cây lan sáp, lan sao, lan câu, lan cầu lông, lan anh đào…
Đặc điểm thực vật:
- Cẩm cù thuộc loại cây thân dây leo màu nâu tím, chia làm nhiều đốt ngăn 5- 10 cm, đường kính thân 3- 4 mm, dài từ 1,5 đến 7 m tùy theo vị trí, cách trồng, điều kiện chăm sóc… Trồng trong chậu, trồng trên đất cho leo tường hoặc làm giàn che bóng mát… Từ một gốc có thể mọc thành nhiều thân cây lan tỏa theo nhiều hướng che kín bức tường hoặc kín giàn rất đẹp.
- Cây sống phụ, leo, thân cuốn dài , phân nhiều cành nhánh và phủ lông tơ thưa.
Lá mọc đối, màu xanh đậm và bóng ở mặt trên, hơi xám ở mặt dưới , dày, nạc , tròn ở đỉnh, cuống đỏ đậm và đôi khi có tuyến, hình bầu dục, đầu lá nhọn, rộng 2- 3 cm, dài 4- 5 cm, gân lá nhìn không rõ và mọc đối trên mỗi đốt trên thân.
- Hoa nhỏ, màu trắng, nhụy đỏ nhạt, có mùi thơm, mọc thành chùm kết thành tràng hình cầu (nên gọi là lan cầu) có chung 1 cuống hoa.

Hoa lớn hình dao, thơm, màu trắng phớt hồng hay tía, cứng có cuống dài.
Cây nở rộ vào mùa hè (tháng 5-7 ). Cây được dùng làm cảnh, trang trí ở nhiều nước trên Thế giới vì có dạng đặc sắc và hoa nở đẹp, thơm.Cây mọc khỏe, vươn dài, phân cành nhánh nhiều , nhưng lá xếp thưa nên ít có tác dụng che bóng , chỉ làm cây trang trí và phụ ở các giàn leo.
Ngoài ra còn có thể khai thác 1 vài loài Cẩm cù mọc hoang dại trogn rừng nước ta để làm cảnh cho các giàn leo trồng phong lan được. 



Riêng chậu Hoya carnosa này, chắc là do được trồng ngoài trời nên nó ra bông tưng bừng hoa lá luôn. Đếm cả thảy là 9 chùm bông. Và tất cả đều đồng loạt nở!

 

 

Hoya Carnosa Krimson Queen là một loại cẩm cù có lá hai màu, bên trong màu xanh bên ngoài viền trắng, hoa màu hồng và đặc biệt rất thơm. gọi là Hoàng hậu.


 cách khoảng 3 tháng là có một đợt bông, mỗi đợt đến 4, 5 chùm bông nhìn rất thích mắt.



Pubicalyx vừa đẹp vừa thơm sực nức mùi chocolate nóng

Tiếp theo là Carnosa thường. Carnosa thơm không kém Pubicalyx nhưng lại thua về màu sắc vì nó chỉ có một màu trắng như sữa thôi.

Read more…

Cây cảnh nội thất

9:13 PM |
Các năm gần đây, khi xu hướng đưa thiên nhiên vào trong nhà trở thành một phong trào được nhiều người ưa chuộng, tại Việt Nam, các loại cây kiểng nhập khẩu về ngày một đa dạng, phù hợp với chế độ ánh sáng trong nhà. Hẳn nhiên khi đưa cây xanh vào nhà, nó đã là một “thành viên” chung sống với đồ nội thất. Dưới đây là những yếu tố chính cần được lưu ý khi trồng cây kiểng trong nhà nhìn dưới góc của người làm nội thất – kiến trúc

Dây leo thích hợp với không gian ít ánh sáng  
  
Cây lá to trồng ở ngoài trời mang lại vẻ đẹp cho căn nhà
Vườn trên sân thượng được tổ chức với nhiều loại cây khác nhau
Nhiệt độ, độ ẩm, thông thoáng, nước và chăm bón là những yếu tố còn lại để giúp cây kiểng phát triển tốt, lâu bền.  Hai lý do hàng đầu khi cây bị chết thường là thiếu ánh sáng và tưới quá nhiều hoặc quá ít nước. Do đó, nên tìm hiểu rõ từng giống cây, để có chế độ chăm sóc phù hợp.

Phòng chống rầy và sâu bọ – hiện nay trên thị trường cung cấp nhiều loại thuốc chống rầy, trừ sâu bọ, tuy nhiên, với xu hướng kiến trúc xanh (green architecture) – thân thiện với môi trường, giới hạn việc sử dụng hoá chất, một số  cây có mùi hoặc tinh dầu được sử dụng để xua đuổi côn trùng như: sả, oải hương, rau quế. Hoặc sử dụng ớt khô, hoa cúc khô, cây fennel pha với nước để xịt và rửa cây lá chống côn trùng, như một dạng thuốc xịt (insect spray).

 Ánh sáng
Ánh sáng là yếu tố quan trọng nhất.  Ánh sáng được hấp thụ, tiếp nhận nhiều hay ít ảnh hưởng đến sự phát triển của cây.  Ánh sáng có thể là nguồn ánh sáng trực tiếp từ năng lượng mặt trời, xuyên qua cửa sổ, hoặc có thể từ các nguồn đèn chiếu sáng bên trong. Thông thường, khi được trồng trong nhà, cây sẽ cần từ 12 – 14 giờ chiếu sáng. Cây trồng trong không gian tối thường có màu lá xanh nhạt hơn cây được trồng tiếp xúc với nhiều ánh sáng.

Phân độ ánh sáng được “chuẩn đoán” từ nguồn ánh sáng gần nhất,  chia ra làm ba nhóm: tối (sáng ít), trung bình và sáng nhiều.

Vị trí cửa sổ, vị trí lắp đặt hệ thống đèn chiếu sáng, hướng cửa sổ, vị trí đặt cây kiểng… đều có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của cây.  Với các nhóm cây cần ánh sáng mạnh, nên đặt bên các cửa sổ quay về hướng nam.  Các hướng đông, tây chỉ có thể cung cấp khoảng 60% ánh sáng so với hướng nam, và hướng bắc chỉ có thể cung cấp khoảng 20% ánh sáng so với hướng nam.  Ảnh hưởng đến ánh sáng còn có những yếu tố khác: màn cửa sổ, cây trồng bên ngoài cửa sổ, thời tiết, độ cao của kiến trúc xung quanh cũng như độ trong của kính.  Song song vào đó, có thể bổ sung nguồn ánh sáng từ đèn tuýp, đèn vàng, đèn chuyên dùng cho việc trồng cây, cũng như  có thể  tăng cường ánh sáng khi sử dụng các vật liệu phản chiếu (reflective).

 Lựa chọn cây kiểng
Cây kiểng trồng trong nhà được phân chia làm ba loại: loại phù hợp với ánh sáng thấp (shading) có thể đặt ở những nơi không có ánh sáng trực tiếp; loại phù hợp với ánh sáng mạnh nhưng không trực tiếp (semi direct sunlight) và loại phù hợp với ánh sáng trực tiếp (direct sunlight). Thông thường các loại hoa kiểng đều cần ánh sáng trực tiếp, do đó khi trồng trong nhà, cây kiểng phù hợp với các vị trí ở ban công, sân thượng hơn. Các giống dây leo như trầu ông, trầu bà, và các họ dương xỉ (fern) có thể phù hợp với các nơi có độ ẩm tốt, cửa sổ thông thoáng, ánh sáng tốt như phòng tắm, phòng ăn, giếng trời… Trúc kiểng (còn gọi là lucky bamboo), bon sai, lan, thần tài, xương rồng và các giống cây nhiệt đới (như súng, sen, các loại cọ kiểng) hiện đang là “mốt” được nhiều người ưa chuộng. Tuy nhiên, cũng như nhiều loại cây kiểng khác, khi được trồng trong nhà, cần phải luân chuyển giữa trong nhà và ngoài trời để cây được tươi tốt lâu.

 Cây kiểng trong không gian nội thất

Không có sự giới hạn trong cách sắp đặt cây kiểng trong không gian nội thất, nếu vị trí sắp đặt đáp ứng được các nhu cầu cần thiết cho cây. Trường hợp vị trí đặt không cung ứng đủ nguồn ánh sáng, cách tốt nhất là sử dụng phương pháp 1:3 – một  tuần trong nhà và ba tuần ngoài trời. Có nhiều cách làm đẹp không gian nội thất bằng cây cảnh: đặt trên bàn (bàn cà phê, bàn trà, bàn ăn, bàn góc, bàn console, tủ đầu giường, bàn phấn… ), đặt bên cửa sổ hoặc đặt trên các giá, kệ được thiết kế cho cây. Cây có thể kết hợp với nước để tạo những góc nhỏ cho hòn non bộ, thác nước… và cây có thể mang đến may mắn, phúc lộc khi được kết hợp với phong thuỷ.  
Read more…

Video - Cây xanh nội thất

8:31 PM |

Trồng cây không những mang lại giá trị thẩm mỹ, cải thiện môi trường sống mà còn rất tốt cho sức khoẻ con người. Hãy lựa chọn những loại cây hợp lý với từng căn phòng để tăng cường sức khoẻ bạn nhé.
Read more…