Bonsai là một cái tên rất Nhật Bản. Sự phát triển của nghệ thuật bonsai và những nghệ nhân bonsai nổi tiếng đều xuất phát từ quốc gia này. Tuy nhiên, ít ai biết rằng, nguồn gốc của nghệ thuật bonsai bắt nguồn từ
nghệ thuật cắt tỉa cây cảnh phong thủy trong lòng cái nôi văn hóa của châu Á – Trung Quốc.
Bonsai chính thức xuất hiện từ thời nhà Đường vào thế kỷ 7 và chính thức phát triển mạnh mẽ vào thời Edo và Minh Trị (từ thế kỷ 16 đến 19).
Bonsai, xuất phát điểm, là thú vui tao nhã của giai cấp thượng lưu và những gia đình quý tộc. Trong giai đoạn phát triển đỉnh cao này của Bonsai, nghệ thuật cắt tỉa
cây cảnh này đã lan rộng vào đi sâu vào từng ngôi nhà của người Nhật. Không chỉ còn là thú vui của đại gia, bonsai trở thành một nét văn hóa đặc trưng thể hiện tính cần cù, chịu khó, tỷ mỷ và ưa cái đẹp của người Nhật. Nghệ thuật uốn và cắt tỉa cây cảnh này khó ở chỗ nó yêu cầu người chơi phải kiên nhẫn, tỷ mỷ và bền bỉ. Người chơi phải theo sát sự phát triển từng ngày, từng ngày của cây và điều chỉnh một cách phù hợp. Tuy nhiên, sau hơn 300 năm phát triển một cách chóng vánh, thú chơi cây cảnh phong thủy này bị thu hẹp và kém phát triển hơn do yêu cầu quá cao và đặc biệt tốn thời gian (giai đoạn sau đó, hầu như người Nhật đổ tiền, đổ của vào chiến tranh và mở rộng thuộc địa).
Sau chiến tranh thế giới thứ II, Nhật Bản trở lại với công cuộc gây dựng lại đất nước thời hoàng kim. Và vài chục năm sau đó, những nét văn hóa đặc trưng của Nhật Bản cũng được chú trọng và đầu tư nhiều hơn. Vào những năm 1980, vẻ đẹp của Bonsai trở lại và làm sống dậy cả một vùng từ Hockaido – miền cực Bắc đến Kyusyu – miền Nam của Nhật Bản. Nếu như trước đây, chỉ người cao tuổi trồng cây cảnh như thú vui để giết thời gian của họ thì giờ đây tất cả các tầng lớp từ người già đến người trẻ đều nhìn nhận Bonsai như một cách thức giải trí thú vị. Từ việc trở thành thú vui giải trí, bonsai và nét đẹp tinh tế của nó nhanh chóng đươc nhìn nhận như một vật trang trí trong nhà hay trước cửa nhà. Ở mỗi gia đình truyền thống của Nhật Bản, Bonsai thường được đặt trang trọng trước cửa hai trên chiếu Tatami trong phòng truyền thống. Họ nhìn nhận Bonsai như linh hồn của thiên nhiên đang hiện diện trong căn nhà của họ.
Mỗi mùa xuân tới, người Nhật thường có thói quen ghé thăm những vườn cảnh Bonsai để chiêm ngưỡng vẻ đẹp kỳ diệu của thiên nhiên khi đã được gọt dũa qua bàn tay tài hoa của các nghệ nhân. Bonsai có thể là cây thông lớn cao hàng chụ mét với dáng vẻ đầy quyền uy. Nhiều lúc, bonsai cũng có thể chỉ là những cây non nhỏ xíu, qua quá trình được uốn nắn và tỉa tót, trở thành cây cổ thụ thu nhỏ vươn cao vững chãi và tỏa bóng.
Bonsai vốn là một từ gốc tiếng Nhật có nghĩa là THU NHỎ THẾ GIỚI CỎ CÂY. Để làm được điều đó, qua hàng trăm năm qua, các nghệ nhân luôn nỗ lực và học hỏi không ngừng để có thể làm nổi bật lên vẻ đẹp tiềm ẩn của từng loại cây, từng loại hoa…
Chính vì nghệ thuật này yêu cầu độ tỷ mỷ và thời gian lâu, để hoàn thành một tác phẩm bonsai, người nghệ nhân có thể cần tới 10-20 năm lao động cần cù. Nếu không uốn khéo, bonsai thậm chí sẽ dùng cái chết để chống lại việc tiếp tục bị gò ép. Để một cây bonsai có thể sống khỏe mạnh, người nghệ nhân đã gần như coi chúng như những đứa con tinh thần của mình, chăm sóc, tưới nước, dạy dỗ chúng và đặc biệt là lắng nghe tiếng lòng, hơi thở và phản ứng của chúng.
Cho đến nay, bonsai đã trở thành một cái tên quen thuộc với người dân trên toàn thế giới. Rất nhiều nghệ nhân đã đến Nhật Bản để học cách trồng và chăm sóc loại cây cảnh phong thủy tinh tế này. Bonsai là nghệ thuộc mà con người phải nghiêng mình kính phục trước sự quý giá của sự sống và sự kỳ diệu của thiên nhiên.
Comments[ 0 ]
Post a Comment